Lái xe taxi cần bằng gì? Lái xe tải cần bằng gì?

Lái xe taxi cần bằng gì? Lái xe tải cần bằng gì? Làm thế nào để có bằng lái xe các loại xe này? Tham khảo bài viết bên dưới để có thêm thông tin chi tiết. 

Lái xe taxi yêu cầu bằng lái xe gì?

Tại Việt Nam, để điều khiển ô tô thì ít nhất bạn có thể thi bằng lái xe b1. Tuy nhiên, theo quy định thì để được lái xe taxi, ít nhất, bạn phải sở hữu được bằng lái xe B2.

Lai-taxi-yeu-cau-bang-lai-xe-gi
Lái taxi yêu cầu bằng lái xe gì?

Bằng lái xe B2 là loại bằng giúp cho chủ sở hữu lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng lái xe B2 được phép hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở giấy phép lái xe hạng B1 (Bao gồm ô tô đến 9 chỗ ngồi, kể cả ghế của người lái xe, xe tải, xe chuyên dùng có tọng tải thiết kế cho phép dưới 3,5 tấn; máy kéo 1 rơ-móoc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn)

Thời gian học bằng lái B2 thường rơi vào 3 – 3,5 tháng. Sau khi thi có bằng thì thời hạn sử dụng bằng là 10 năm. Gần hết thời gian thì bạn phải đi gia hạn lại để giảm bớt thủ tục sau này.

Ngoài ra, nếu muốn sử dụng bằng lái xe để kiếm sống thì ngoài bằng B2, bạn có thể thi lên một hạng nữa để lái xe tải. Tham khảo loại bằng này ở phần tiếp theo.

Lái xe tải cần học bằng gì?

Bằng lái xe hạng C là một loại giấy phép lái xe hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Sở GTVT) cấp cho tài xế hành nghề lái xe vận tải các loại xe có trọng tải lớn. Đây được coi là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng.

 Lai-xe-taiyeu-cau-bang-lai-xe-gi
Lái xe tải yêu cầu bằng lái xe gì

Bằng C lái xe gì? Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thì bằng hạng C được phép điều khiển các phương tiện sau:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2( bao gồm: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô số tự động chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô dùng cho người khuyết tật; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn…).

Bài viết: Hướng dẫn thực hành lái xe tải cơ bản cho xế mới làm quen

Thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng C thì thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp. Do đó, tính từ ngày được cấp phép đến khi bằng lái xe C hết giá trị sử dụng là 05 năm. Sau thời gian này, bạn phải làm thủ tục cần thiết để được gia hạn bằng.

Theo quy định thì tổng thời gian đào tạo lái xe các hạng C có tổng cộng là 920 giờ trong đó lý thuyết là 168 và thực hành lái xe là 752. Tuỳ từng trung tâm đào tạo lái xe mà học viên được học trong khoảng thời gian khác nhau, thường là 5 đến 6 tháng.

Trước khi lựa chọn hạng bằng để học và thi thì bạn nên cân nhắc kỹ nhu cầu, mục đích thi là gì để đưa ra lựa chọn chính xác. Như vậy thì bạn mới có thể tiết kiệm thời gian và chi phí để học lái xe ô tô.

Vậy khi có nhu cầu học lái xe hạng C, B2 thì bạn cần hoàn thiện thủ tục gì?

Thủ tục thi bằng lái xe ô tô

Thủ tục thi bằng lái ô tô tương đối đơn giản, bao gồm chuẩn bị hồ sơ để học và thi bằng lái xe.

Điều kiện học và thi bằng lái xe ô tô

Thu-tuc-thi-bang-lai-o-to
Thủ tục thi bằng lái ô tô

Điều kiện đầu tiên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp hoặc đang học tập, làm việc tại Việt Nam.

Độ tuổi 

Cũng như các loại bằng lái xe khác, học bằng lái xe oto cũng được quy định rõ tại các văn bản pháp luật. Đối với người đủ 18 tuổi thì có thể học lái B2, đủ 21 tuổi với bằng lái hạng C. Độ tuổi này được tính đến ngày bạn tham gia kỳ thi sát hạch.

Sức khoẻ

Yếu tố sức khỏe có vai trò quan trọng đối với người thi bằng lái xe. Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự an toàn khi tham gia giao thông. Do đó, người tham gia thi bằng cần có giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Một số trường hợp sau sẽ không được tham gia thi bằng lái xe ô tô:

– Người mắc bệnh về thần kinh, hoặc chữa khỏi chưa được 24 tháng

– Người bị cận nặng, bị loạn, dị tật về mắt,…

– Người mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp,…

Bằng lái xe hạng b1 không yêu cầu thí sinh phải cung cấp quá nhiều giấy tờ thì mới được thi. Mỗi người muốn học và thi thì chỉ cần một số giấy tờ sau là hoàn thành thủ tục đăng ký lái xe b1:

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô
  • 01 CMT (CCCD) phô tô không cần công chứng
  • Giấy khám sức khỏe (có dán ảnh) tại các bệnh viện cấp quận/huyện trở lên
  • 10 ảnh thẻ 3×4 (phông nền xanh hoặc trắng)
  • Túi đựng hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ cho trung tâm dạy lái xe thì bạn sẽ được sắp xếp học lý thuyết và thực hành.

Quy trình học lái xe ô tô

Học lý thuyết

Học viên sẽ được học đầy đủ

  • Các câu hỏi khái niệm
  • Các quy tắc giao thông, đạo đức người lái xe
  • Nghiệp vụ vận tải, kỹ thuật người lái xe và sửa chữa ô tô căn bản
  • Hệ thống biển báo đường bộ
  • Phân tích các tình huống sa hình

Các trung tâm sẽ sắp xếp cho học viên học vào cuối tuần hoặc buổi tối để người học tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức. Một số trung tâm tạo điều kiện đã không giới hạn thời gian học, bạn hoàn toàn có thể học thêm nếu chưa nắm chắc.

Thi thực hành

Thi thực hành sẽ học để thi 11 bài thi sa hình như sau:

  • Xuất phát
  • Dừng xe, nhường đường cho người đi bộ
  • Dừng xe, khởi hành trên dốc lên
  • Đi xe qua đường vuông góc
  • Đi xe qua hàng đinh
  • Đi xe qua đường vòng quanh chữ S
  • Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
  • Ghép xe vào nơi đỗ
  • Tăng tốc, tăng số
  • Kết thúc

Như vậy, trong quá trình học lái xe thì bạn sẽ được học đầy đủ các kỹ năng để thực hiện được 11 bài thi này. Ngoài ra, giáo viên sẽ hướng dẫn bạn lái xe đường trường. Sau khi học viên có thể tự tin đi thi thì sẽ được xuống sân thi để làm quen xe và sân thi.

Các kỳ thi để lấy bằng lái ô tô

Kết thúc quá trình học thì học viên sẽ tham gia 2 kỳ thi quan trọng, bao gồm

Thi chứng chỉ nghề: Do trung tâm đào tạo tự tổ chức coi và chấm thi, bao gồm 2 môn là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình. Chứng nhận của trung tâm sẽ là một thành phần không thể thiếu trong hồ sơ dự thi sát hạch của Sở Giao thông.

Thi sát hạch cấp bằng: Do Sở Giao thông công chính tổ chức coi và chấm thi. Bao gồm 3 môn thi là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.

Trên đây là nội dung tổng quát về việc lái xe taxi cần bằng gì? Lái xe tải cần bằng gì? Khi nắm được cụ thể từng loại bằng lái thì chúng ta có thể lựa chọn hạng bằng lái phù hợp với nhu cầu của mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc website để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *