Xe số tự động là gì? Ý nghĩa của các ký hiệu trên xe số tự động

1. Định nghĩa về xe số tự động

xe-so-tu-dong
Dòng xe số tự động rất phổ biến hiện nay

Xe số tự động là loại xe ô tô mà việc tăng giảm số sẽ do hệ thống trên xe thực hiện tự động, phù hợp với tốc độ và sức tải thực tế của xe. Loại này phân biệt với loại còn lại là xe số sàn (còn gọi là xe số tay).

Ở vị trí ghế lái, bạn sẽ thấy có 2 đặc điểm nhận dạng khá rõ của loại số tự động là: Trên xe sẽ không có chân côn (bàn đạp ly hợp) phía bên chân trái tài xế như xe số sàn. Cần số tự động thường có các chữ P-R-N-D

Với loại xế hộp tự động này, thao tác điều khiển đơn giản chỉ là đạp ga để xe chuyển động hoặc tăng tốc, và khi cần thì nhả ga, đạp phanh để xe giảm tốc và dừng lại.

2. Giải nghĩa các ký hiệu trên xe số tự động

Về số tự động thì rườm rà hơn xe số sàn, vì nó kí hiệu bằng tiếng anh. Nhưng cơ cấu sang số đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số ta chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn. (Cái lẫy đó dùng dễ giữ cần số không bị di chuyển bất khả kháng)

Trên cơ bản, số tự động sẽ có cấu tạo sau:

  • Số tiến: D (Drive)
  • Số lùi: R (Reverse)
  • Số 0: N (Neutral)
  • Đỗ xe: P (Park)
  • Tùy thuộc vào dòng xe, hãng xe người ta sẽ có thêm các kí hiệu và chức năng khác như: M (Manual): (+ -)
  • Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4 (Lắc về dấu + là tăng số, dấu – là giảm số)
  • OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo
  • L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc
  • B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để xuống dốc không cần phanh
  • S (Sport):  Số tiến kiểu thể thao, khi cài số này khi lái xe sẽ bốc và mạnh hơn. Lái chủ động chuyển số theo ý muốn và tạo cảm giác như đang lái xe số sàn.
  • D1 (Drive 1), D2 (Drive 2),… : Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc.
xe-so-tu-dong-1
Các ký hiệu trên cần số tự động

Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn Ngoài ra đối với xe số tự động còn tùy vào cấu tạo hộp số, loại xe mà ta có thêm lẫy chuyển số gắn trên vô-lăng (nó nằm ở dưới tay nắm vô lăng để tiện cho việc chuyển số bằng lẫy, ngoài ra có thể tự độ thêm lẫy chuyển số cho xe). Lẫy chuyển số này dùng để sang số khi người lái gài ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).

Một số hình về cơ cấu cần số tự động: Đây là cần số tự động tương đối cơ bản nhất: Ta chỉ việc nắm lấy cần số, bóp cái lẫy lòi ra ở trên thân của cần số (Cái lẫy đó dùng dễ giữ cần số không bị di chuyển bất khả kháng). Theo như hình thì: P: Xe đang nằm im và đang đỗ.

Nên ta sẽ gài số P R: Số lùi nếu ta muốn lùi xe N: Số “mo” khi xe đang dừng lại trong thời gian ngắn và chuẩn bị chạy tiếp D: Số tiến, dùng để chạy xe như bình thường Các số 3, 2, 1:

Tương tự như các cấp số 1, 2, 3 trên số sàn. Dùng để leo dốc, đỗ đèo. Hộp số này cũng tương tự, nhưng khác là có thêm số M (Manual): (+ -), và số M ở đây có 6 cấp số M+: Khi ta gạt cần số về phía dấu +, nghĩa là ta đang cài chế độ số sàn. Ở đây có 6 cấp số nên có thể gạt về phía dấu + được 6 lần, theo thứ tự tăng dần từ cấp số 1 đến cấp số 6 M-: Khi ta gạt cần số về phía dấu –, nghĩa là ta đang cài chế độ số sàn.

Ở đây có 6 cấp số nên có thể gạt về phía dấu – được 6 lần, theo thứ tự giảm dần từ cấp số 6 xuống cấp số 1 Đây là hộp số cơ bản nhất và đơn giản dễ sử dụng nhất P: Đỗ xe R: Lùi xe N: Số “mo” D: Số tiến.

Tương tự như cần số tự động ở trên, chỉ khác là thêm 1 chức năng L (Low): Số cấp thấp L (Low): Số cấp thấp, dùng để leo dốc, đỗ đèo hay chở tải nặng. Đây là cần số điện tử cho các dòng xe đời mới nhất hiện nay Ta chỉ cần lắc lên, lắc xuống để thao tác chuyển số. Đèn trên cần số sẽ hiển thị đang ở vị trí nào, ngoài đèn hiển thị trên cần số ra thì trên bảng taplô cũng có đèn báo để dễ theo dõi. Theo trên hình thì đèn sáng ở chữ P, nghĩa là xe đang đỗ.

Đối với loại cần số này, ta sẽ thấy ký hiệu S (Sport): S (Sport): Lái xe kiểu thể thao, Giúp cho người lái cảm giác bốc hơn, mạnh mẽ hơn. Ngoài các cần số có cấu tạo đơn giản trên, còn có các kiểu cấu tạo khác như: (Mitsubishi Mirage và Attrage, Toyota iQ, Aygo, Camry Hybrid, Prius Hybird…

Đối với hộp số có kí hiệu B này, nó cũng tương tự với L, là số hãm dùng để xuống dốc không cần phanh) Tuy nhiên, về cách khởi động và vận hành xe số tự động rất khác, nếu chưa quen đi số tự động, bạn cần tìm hiểu kỹ về cơ cấu

*Một số lưu ý:  Không sử dụng chân trái, xe số tự động có thiết kế chỗ để chân trái rất thoải mái. Chân phải để ở giữa chân ga và chân phanh, ta chỉ cần nghiêng chân về chân ga nếu muốn xe chạy và nghiêng về chân phanh nếu muốn dừng lại.

3. Đặc điểm nổi bật của xe số tự động

Đặc điểm nhận dạng đặc trưng nhất của xe số tự động là ở vị trí ghế lái xe bạn sẽ không thấy có chân côn hay còn gọi là bàn đạp ly hợp ở phía chân trái của tài xế giống như xe số sàn. Và một điểm khác là ở cần số tự động thường có các chữ cái P-R-N-D.

Thông thường, hộp số xe tự động được chia làm hai loại chính bao gồm:

  • Tự động vô cấp CVT: 

Đây là hộp số truyền động bằng dây đai gồm 2 puly, có thể thay đổi đường kính cho phép. Bộ tự động vô cấp còn tạo ra được vô số tỷ số truyền liên tục mà không tách biệt các số. 

  • Tự động có cấp số: 

Đây là hộp số truyền động bằng cách sử dụng các cặp bánh răng. Tùy từng dòng và từng hãng xe số tự động mà có từ 5 – 7 cấp số và có cách ký hiệu khác nhau. Nhưng cơ bản nhất, các chế độ của hộp số được ký hiệu lần lượt là P-R-N-D.

xe-so-tu-dong-2
Phiên bản số tự động giúp người lái thoải mái và an toàn hơn

Trong đó: P (Parking) = đậu xe; R (Reverse) = lùi xe; N (Neutral) = trạng thái tự do, D (Drive) = chạy tốc độ thường; D3 (Drive 3) = chạy xe tốc độ chậm cho đoạn đường khó đi; 2,1 (D2,1) dành cho đường khó đi và nguy hiểm hơn. Hiện nay, đa số các phiên bản xe số tự động còn kèm theo chế độ bán tự động +/- và các số L2-L1.

Ưu điểm nổi bật nhất của dòng xe số tự động là điều khiển xe một cách đơn giản, an toàn và không phải lo lắng khi phối hợp giữa côn, ga và số. Việc tự động thực hiện thay đổi số trên xe cực kỳ hữu ích khi di chuyển trên đường đông đúc hay gặp phải tắc đường. Những người mới học lái xe, đặc biệt là phụ nữ thì sẽ không gặp phải tình trạng tắt máy đột ngột giữa đường. 

Sau khi xe số tự động đã khắc phục được nhược điểm tiêu hao nhiên liệu thì những người có kinh nghiệm đường trường cho rằng điểm trừ lớn nhất của dòng xe này là sự nhàm chán khi lái xe. Bởi người lái sẽ mất đi cảm giác làm chủ chiếc xe của mình thay vào đó là sự lệ thuộc quá nhiều vào công nghệ.  

Nếu bạn muốn học lái xe để thi bằng lái xe B1 hay bằng lái xe B2 cho xe số tự động thì việc đầu tiên là tìm hiểu rõ về đặc điểm các bộ phận và các thông số, ký hiệu đi kèm. Bạn sẽ dễ dàng di chuyển thành thạo một chiếc ô tô khi học lái xe tại các trung tâm uy tín. 

Cho dù bạn lái xe có hộp số loại nào, bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu về xe đó trước khi tham gia giao thông, hầu hết tất cả thông tin về xe được ghi rõ trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng xe” do nhà sản xuất cung cấp. Daylaixehanoi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, mong rằng những thông tin trên bài viết hữu ích với bạn.

Trung tâm Dạy Nghề – Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt.

  • VPGD: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội.
  •  Sân sát hạch: Thắng Lợi – Thường Tín – Hà Nội.
  • ☎️ Hotline : 1900 0329- 024 7777 0196

>> Xem thêm:

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *