Má phanh ô tô là gì? Khi nào cần thay má phanh

Má phanh là bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh xe ô tô.  Má phanh ô tô bị mòn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng phanh. Cùng tìm hiểu má phanh là gì và khi nào cần thay má phanh ô tô trong bài viết dưới đây nhé.

1. Má phanh ô tô là gì?

Má phanh ô tô là bộ phận thuộc hệ thống phanh của ô tô, má phanh là chi tiết trực tiếp gây ngừng chuyển động của xe ô tô bằng việc gây ra ma sát giữa má phanh và đĩa phanh làm ô tô dần dần dừng chuyển động.

Khi bạn đạp phanh, lực ép sẽ truyền từ chân phanh qua đầu phanh rồi đến má phanh. Lúc này, má phanh sẽ kẹp vào đĩa phanh và tạo ra lực ma sát khiến xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn. Chính vì thế, bộ phận này sẽ bị mòn theo thời gian và cần được để ý thay thế.

2. Khi nào thì nên thay má phanh ô tô?

Theo các chuyên gia ô tô khuyến cáo, sau khoảng 80.000km quãng đường xe di chuyển hoặc sau 2 năm vận hành xe, các tài xế hãy kiểm tra và thay thế má phanh mới.

Ngoài ra, trên thị trường cũng có một số loại má phanh như má phanh hữu cơ được làm từ các sợi hữu cơ phi kim, ít gây tiếng ồn nhưng nhanh bị ăn mòn; má phanh kim loại hoạt động tốt ở nhiệt độ cao nhờ được làm từ vật liệu kết hợp giữa hữu cơ và kim loại; má phanh gốm được tạo thành từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn với nhau, đây là loại má phanh đắt tiền nên cũng tốt và bền bỉ hơn.

Mặc dù thời hạn sử dụng má phanh đều được ghi trên vỏ hộp và bao bì. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng xe tại những khu vực đông dân cư, cần phải phanh nhiều lần thì ước lượng theo thời gian sẽ thay phanh sớm hơn.

Cấu tạo má phanh

Cho nên việc xác định thời điểm chính xác để thay má phanh rất khó biết, vì nó phụ thuộc vào điều kiện đường mà xe thường di chuyển, cũng như việc bảo dưỡng xe. Chủ xe khi tiến hành định kỳ hãy quan tâm đến bộ phận này để nắm bắt được tình trạng của má phanh xe.

3. Cách kiểm tra má phanh ô tô

Có nhiều cách kiểm tra độ mòn má phanh ô tô. Theo đó, có thể quan sát xem xe có các dấu hiệu má phanh mòn không như:

  • Xe có tiếng kêu lạ khi phanh: Nếu phanh phát ra tiếng kêu lại mỗi khi đạp phanh thì nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn. Thường những tiếng kêu này sẽ là tiếng kin kít hay ken két.
  • Xe bị lệch khi phanh: Khi đạp phanh, nếu thấy xe có xu hướng lệch về bên trái hoặc bên phải thì rất có thể má phanh đã mòn.
  • Vô lăng bị rung khi phanh: Khi đạp phanh nếu vô lăng có dấu hiệu bị rung thì khả năng cao má phanh đã bị mòn.
  • Xe phanh không ăn: Có nhiều nguyên nhân làm phanh ô tô đạp không ăn. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là má phanh bị mòn.
  • Đèn cảnh báo má phanh bật sáng: Các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay đều có hệ thống cảm biến và đèn báo lỗi, trong đó có đèn cảnh báo má phanh. Khi má phanh của một trong các bánh xe bị mòn vượt quá chuẩn thì đèn cảnh báo sẽ bật sáng.
    Chủ xe để ý kiểm tra má phanh thường xuyên khi xuất hiện các dấu hiệu trên.

4. Nguyên nhân khiến má phanh nhanh mòn

Nguyên nhân chính dẫn đến mòn má phanh, hỏng kẹp phanh hoặc ống dẫn dầu có bọt khí thường bắt nguồn từ thói quen của người sử dụng: như phanh gấp hay giật cục. Bên cạnh đó, việc chở quá tải trọng cũng khiến tuổi thọ má phanh bị rút ngắn do lực phanh vượt quá mức tiêu chuẩn mà nhà sản xuất chỉ định.

Hay khi đổ đèo trên những cung đường dốc, việc rà phanh cũng khiến nhiệt độ phanh tăng cao. Nếu để nhiệt độ lên 600 – 700 độ C có thể gây ra hiện tượng mất phanh, dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc. Do đó, các tài xế hãy chuyển về mức số thấp để hãm tốc độ trôi xe, cũng như tránh hiện tượng mất phanh.

Má phanh bị mòn rất nguy hiểm cho hệ thống phanh xe.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    5. Cách thay má phanh xe ô tô tại nhà

    Cách thay má phanh không quá phức tạp. Có thể tự thay má phanh ô tô tại nhà nếu có hiểu biết nhất định về kỹ thuật ô tô cũng như có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để thay má phanh xe. Hướng dẫn cách thay má phanh:

    • Bước 1: Tháo bánh xe: Đầu tiên dùng kích ô tô để nâng xe lên, tháo bánh xe ra.
    • Bước 2: Mở cụm piston phanh: Sau kẹp phanh có bu-lông ắc suốt phanh bọc cao su, cần tháo bu-lông và dùng vít nạy cụm pitson ra khỏi cụm phanh. Chú ý sau khi tháo cụm piston nên dùng dây cột lại, không nên để piston bị treo bằng ống dầu phanh bởi dễ làm hỏng ống dầu.
    • Bước 3: Mở má phanh cũ – lắp má phanh mới: Khi mở được cụm piston thì tiếp tục mở má phanh cũ, sau đó thay má phanh mới. Hãy chú ý quan sát thứ tự mở má phanh, nhất là các phe cài để có thể dễ dàng lắp má phanh mới.
    • Bước 4: Ép piston phanh: Do độ dày của má phanh cũ và mới khác nhau nên má phanh mới khi lắp sẽ khó vào vị trí piston. Vì thế cần dùng cảo piston, nén piston trở lại vị trí ban đầu để có thể khớp với phanh và má phanh mới.
    • Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe: Lắp lại piston theo đúng cơ cấu phanh, tra thêm dầu vào bu-lông ắc suốt phanh. Cuối cùng lắp lại bánh xe.

    Sau khi hoàn tất thay má phanh nên đạp phanh để phanh mới đủ áp suất. Sau đó thử chạy xe để kiểm tra xem hệ thống phanh hoạt động ổn định hay không.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về má phanh ô tô cũng như cách thay má phanh tại nhà. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn, chú ý đến má phanh “xế yêu” của mình.

    Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

    Tin tức khác:

    >> Phanh đĩa xe ô tô hoạt động như thế nào? Ưu và nhược điểm.

    >> Dầu nhớ ô tô loại nào tốt? Dấu hiệu nào cho biết đến lúc cần phải thay dầu.

    Đánh giá

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *