Khám phá ý nghĩa của các biển tam giác vàng viền đỏ.

Biển báo giao thông đường bộ là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giao thông. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của các biển tam giác vàng viền đỏ – một trong những biển báo quan trọng nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Biển báo giao thông là gì?

Theo quy định của pháp luật an toàn giao thông ở nước ta hiện nay, khi tham gia giao thông, người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành theo sự điều khiển của cảnh sát giao thông, hệ thống đèn tín hiệu và chỉ dẫn của biển báo giao thông. Như vậy có thể thấy, biển báo giao thông là một trong những phương tiện quan trọng giúp Nhà nước giữ trật tự an toàn giao thông ở tất cả các địa phương trên cả nước. Vì vậy mà nước ta đã có quy định rõ ràng, cụ thể về các nhóm biển báo sử dụng trong giao thông đường bộ. Cụ thể, ngoài biển báo nguy hiểm nói trên còn có 4 nhóm biển báo giao thông khác là:

  • Biển báo cấm: là những biển báo sử dụng thiết kế hình tròn trắng viền đỏ nhằm giúp người tham gia nhận biết những hành vi không được thực hiện khi tham gia giao thông trên tuyến đường.
  • Biển báo hiệu lệnh: là tập hợp các biển báo hình tròn màu xanh, không có viền với phần nội dung màu trắng. Người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân thủ theo các hiệu lệnh được thể hiện trên biển trong quá trình di chuyển để đảm bảo an toàn, giữ ổn định tình hình giao thông. 
  • Biển báo chỉ dẫn: là những biển báo được thiết kế với dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, không có viền. Các biển báo chỉ dẫn được bố trí trên đường nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân khi tham gia giao thông để việc đi lại được thuận tiện hơn.
  • Biển báo phụ: đây là nhóm biển báo có hình chữ nhật hoặc hình vuông trắng viền đen. Đúng như tên gọi, nhóm biển báo này thường được đặt bên cạnh những loại biển báo khác nhằm bổ sung và làm rõ thêm ý nghĩa của những biển báo đó.
Biển tam giác vàng viền đỏ
Biển tam giác vàng viền đỏ

2. Biển tam giác vàng viền đỏ là gì?

Trong quá trình tham gia giao thông, chúng ta vẫn thường bắt gặp rất nhiều biển báo giao thông với thiết kế, hình dạng khác nhau. Hiện nay, các loại biển báo được phân chia thành từng nhóm, mỗi nhóm biển báo không chỉ có mục đích sử dụng tương đồng với nhau mà còn được sử dụng cùng một form thiết kế. Trong đó có nhóm biển báo dạng tam giác viền đỏ.

Nhìn chung, hầu hết các biển báo có dạng tam giác vàng viền đỏ đều được xếp vào nhóm biển báo nguy hiểm. Mặc dù có nội dung cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung, các biển báo này đều được bố trí trên các tuyến đường nhằm cảnh báo cho người tham gia giao thông về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường sắp tới. Nhờ đó, người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới có thể nhận biết được tính chất nguy hiểm để có biện pháp phòng ngừa tốt, đảm bảo an toàn trong lưu thông.

Mặc dù đa số các biển báo nguy hiểm đều sử dụng dạng biển tam giác vàng viền đỏ nhưng phần nội dung cảnh báo bên trong lại được thể hiện bằng những hình ảnh, ký hiệu khác nhau. Điều này giúp cho chủ các phương tiện có thể nhận biết tình hình một cách cụ thể, nhanh chóng ngay cả khi đang điều khiển phương tiện. Một số loại biển báo nguy hiểm thường gặp nhất có thể kể đến như: biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm, biển đường đi hẹp, biển báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn, biển giao nhau theo vòng xuyến, biển đường trơn,…

3. Các mẫu biển hình tam giác vàng viền đỏ phổ biến

Khi cần lắp đặt các loại biển báo giao thông, bạn cần hiểu rõ mục đích sử dụng của từng loại. Biển báo giao thông hình tam giác, viền đỏ, nền vàng trên có hình vẽ màu đen nhằm mô tả, báo hiệu cho người tham gia giao thông biết trước tính chất nguy hiểm ở đoạn đường phía trước và tìm cách phòng tránh. Dưới đây là một số biển báo giao thông hình tam giác phổ biến nhất và ý nghĩa của chúng:

ý nghĩa của các biển tam giác vàng viền đỏ
ý nghĩa của các biển tam giác vàng viền đỏ

3.1. Biển hình tam giác vàng viền đỏ cảnh báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn

Biển báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn là biển số 244 trong hệ thống biển báo hiệu giao thông. Theo đó, biển thường đặt ở vị trí thích hợp khi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn. Khi nhìn thấy biển báo hiệu này, người tham gia giao thông cần giảm tốc độ, quan sát xung quanh để tránh xảy ra tai nạn.

3.2. Biển hình tam giác vàng viền đỏ giao nhau với đường sắt

Biển báo tam giác giao nhau với đường sắt có hai loại với ý nghĩa đoạn đường phía trước sẽ giao nhau với đường sắt có rào chắn hoặc không. Biển báo này được nhận biết bằng hình ảnh hàng rào hay xe lửa màu đen bên trong, nền vàng và viền đỏ. Theo đó, người điều khiển phương tiện cần phải biết đoạn đường phía trước mình chuẩn bị đi qua sẽ giao với đường sắt nên cần cẩn thận để quan sát tình huống.

3.3. Biển báo tam giác công trường

Loại biển báo này thường được lắp đặt ở những công trường đang thi công, đoạn đường đang đổ lại nhựa, lắp đặt gờ giảm tốc,….Người điều khiển phương tiện giao thông cần quan sát các thông tin đi kèm và thực hiện theo lệnh của người hướng dẫn nếu có để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 

3.4. Biển báo tam giác cảnh báo dốc nguy hiểm

Biển cảnh báo dốc lên, dốc xuống nguy hiểm có hình ảnh hình vẽ màu đen bên trong thể hiện con dốc. Biển báo này được lắp đặt ở những nơi mà phía trước là dốc lên hoặc dốc xuống nguy hiểm.

3.5. Biển hình tam giác vàng viền đỏ đường hẹp

Biển báo này được thể hiện bằng các đường thẳng hoặc cong màu đen bên trong. Theo đó, đường cong nằm ở bên nào thì đường sẽ bị hẹp ở bên đó.

3.6. Biển báo tam giác đường giao nhau

Biển báo này thường được đặt ở những nơi mà phía trước hoặc hai bên sẽ giao nhau với đường đồng cấp, đường hai chiều, đường ưu tiên hay vòng xuyến. Tùy theo đường chuẩn bị giao phía trước, người tham gia giao thông cần quan sát để đảm bảo đúng luật.

3.7. Biển báo tam giác cảnh báo chướng ngại vật

Hình ảnh hiển thị của biển báo này là mũi tên màu đen ngoằn ngoèo với chướng ngại vật phía trước. Người điều khiển phương tiện cần quan sát để đảm bảo không va vào chướng ngại vật trên đường.

4. Các mẫu biển hình tam giác vàng viền đỏ khác

Ngoài các loại biển báo giao thông kể trên, mẫu biển báo giao thông hình tam giác còn dùng để cảnh báo phía trước là đoạn đường có trẻ em, người đi bộ, thú rừng hoang dã,….thường xuyên cắt qua hoặc sắp tới đường hầm, đường tàu ngầm, đường cầu,….

  • Biển báo 224 (Đường dành cho người đi bộ cắt ngang): Báo trước sắp đến phần đường ngang dành riêng cho người đi bộ qua đường, các loại xe cộ phải nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ có thể chạy xe nếu như không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
  • Biển báo 225 (trẻ em): báo trước sắp đến đoạn đường thường có trẻ em đi qua hoặc tụ tập trên đường vườn trẻ, trường học,…
  • Biển báo 226 (đường người đi xe đạp cắt ngang); báo trước sắp đến đoạn đường thường xuyên có người đi xe đạp từ những con đường nhỏ cắt ngang hoặc đường dành riêng cho xe đạp nhập vào đường ô tô. 
  • Biển báo 228 (đá lở): Báo trước gần tới một đoạn đường có thể có đất đá từ trên cao sạt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Lái xe phải chú ý khi thời tiết xấu khi tầm nhìn bị hạn chế và khi dừng hay đỗ xe sau những trận mưa lớn.
  • Biển báo 229 (dải máy bay lên xuống): dùng để thông báo tới đoạn đường sát đường băng của sân bay và cắt ngang qua các hướng máy bay lên xuống ở độ cao nhỏ.
  • Biển báo 230 (gia súc): Báo trước tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc luồn qua ngang đường nguy hiểm, biển này thường đặt ở các vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên. Lái xe có trách nhiệm phải dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.
  • Biển báo 231 (thú rừng vượt qua đường): thông báo nơi thường có thú rừng vượt qua đường.
  • Biển báo 232 (gió ngang): dùng để thông báo tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh nguy hiểm. Người lái xe cần phải đề phòng khi xảy ra tình huống gió thổi lật xe.
  • Biển báo 233 (nguy hiểm khác): dùng để thông báo đoạn đường thường xảy ra những nguy hiểm bất ngờ.
  • Biển báo 234 (giao nhau với đường 2 chiều): được đặt ở đường 1 chiều thông báo sắp đến đoạn giao nhau với đường 2 chiều.
  • Biển báo 235 (đường đôi): dùng để thông báo sắp đến đoạn đường đôi
  • Biển báo 236: hết đường đôi.
  • Biển báo 237 (cầu vồng): thông báo đoạn đường sắp tới có 1 chiếc cầu có độ vồng rất ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Biển báo 238: có đường cao tốc phía trước.
  • Biển báo 239 (đường cáp điện ở phía trên): báo trước đoạn đường có đường dây điện cắt ngang ở phía trên tuyến đường, thường kèm theo biển phụ 509 “Chiều cao an toàn” ở phía dưới.
  • Biển báo 240 (đường hầm): thông báo sắp đi vào đường hầm 2 chiều mà chiều sáng lại không tốt.
  • Biển báo 241: dùng để thông báo trước sắp đi qua khu dân cư, thị tứ mà người lái xe lại không có đủ tầm nhìn, hoặc bị hạn chế tầm nhìn.
  • Biển báo 242a (đường sắt cắt đường bộ): thông báo có vị trí giao nhau đường sắt chỉ có 1 đường sắt cắt ngang đường bộ.
  • Biển báo 242b: báo trước có vị trí giao nhau đường sắt có 2 hay nhiều đường cắt ngang đường bộ.
  • Biển báo 243 (đường sắt cắt đường bộ không vuông góc): Báo trước sắp đi qua đoạn đường có đường sắt cắt qua và nếu ở nơi giao cắt với đường bộ không có người trông coi mà trên mặt đường có biển báo “gần vạch đèn tín hiệu của đường sắt giao nhau ở cùng một mức” thì phải đặt thêm các kí hiệu đường sắt giao nhau với đường bộ không vuông góc ở phía dưới biển báo “giao cắt với đường bộ của đường sắt không có người trông coi”. Kí hiệu đường sắt giao nhau với đường bộ sẽ không vuông góc có ba loại. Loại đầu tiên đặt ở nơi cách nơi giao nhau với đường sắt 50 mét. Loại thứ hai và ba đặt ở nơi giao cắt đường sắt 100 mét và 150 mét.
  • Biển báo 244: thông báo sắp đến đoạn đường hay xảy ra tai nạn.
  • Biển báo 245 (đi chậm): người điều khiển phải giảm tốc độ khi gặp biển này. 
  • Biển báo 246a (chú ý chướng ngại vật): thông báo phía trước có chướng ngại vật, đi theo được cả 2 hướng mũi tên.
  • Biển báo 246b (chú ý chướng ngại vật): thông báo phía trước có chướng ngại vật, đi theo hướng mũi tên trên biển.
  • Biển báo 246c: thông báo chướng ngại vật phía trước đi theo hướng mũi tên trên biển báo.
  • Biển báo 247: chú ý xe đỗ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về biển vàng viền đỏ mà bạn nên nắm vững để tham gia giao thông đúng luật, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Đánh giá

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *