Hệ thống cảm biến tốc độ ô tô và những điều cần biết

Cảm biến tốc độ trên ô tô là bộ phận hỗ trợ người điều khiển kiểm soát hướng lái an toàn. Tuy nhiên không phải lái xe nào cũng hiểu rõ hệ thống này. Cùng tìm hiểu cảm biến tốc độ là gì và nguyên lý hoạt động của hệ thống cảm biến trong bài viết dưới đây nhé.

1. Cảm biến tốc độ ô tô là gì?

Cảm biến tốc độ ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử, có chức năng đo tốc độ di chuyển của phương tiện. Theo đó, khi tốc độ của xe đột ngột thay đổi, người điều khiển vẫn sẽ kiểm soát được hướng lái, hạn chế sự văng trượt.

Cảm biến đo tốc độ thuộc dòng cảm biến Hall. Ưu điểm của loại này là có khả năng phát hiện tốc độ ở giá trị bằng không. Bộ phận sẽ tạo ra tín hiệu thông qua mức tiêu thụ hiện tại và tạo ra dòng điện tín hiệu thấp đưa đến hệ thống điều khiển động cơ – ECM (Engine Control Module).

cảm biến tốc độ ô tô
Cảm biến tốc độ ô tô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử

2. Cấu tạo cảm biến tốc độ ô tô

Cảm biến giảm tốc độ có cấu tạo gồm một nam châm vĩnh cửu, một lõi từ và cuộn dây. Tùy theo từng kiểu xe mà vị trí lắp đặt cũng khác nhau. Thông thường, cảm biến đo tốc độ được đặt ở hốc bánh xe khi cả bốn bánh của phương tiện đều sử dụng đĩa phanh. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bộ phận này nằm ở hộp vi sai khi bánh sau xe có trang bị phanh tang trống. Đây là cấu tạo cơ bản của một cảm biến đo tốc độ ô tô ở hầu hết các dòng xe hiện nay. 

3. Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ ô tô

Hệ thống cảm biến tốc độ ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Bộ phận có cấu tạo nam châm liên kết với bánh răng kim loại. Do đó, khi bánh xe quay, phần bánh răng này sẽ chuyển động theo.

Lúc này, các răng trượt qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều, được hiểu là tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu sẽ được báo thông qua số lượng xung, truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán vận tốc của xe. Đây chính là nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ.

cảm biến tốc độ ô tô
Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ ô tô

4. Các loại cảm biến tốc độ ô tô

Hiện nay, thị trường có hai loại cảm biến chính được trang bị để đo tốc độ ô tô gồm:

4.1 Cảm biến hở

Cảm biến hở có cấu tạo gồm vòng kim loại và đầu đọc tách rời nhau. Điểm hạn chế của cảm biến này là dễ bị bám bụi, cát hoặc các mảnh kim loại. Điều này gây nên những tác động tiêu cực cho quá trình hoạt động của hệ thống, cụ thể là làm biến đổi dòng cảm ứng thu được. Trong trường hợp bộ phận gặp trục trặc, đèn báo ABS của phanh sẽ sáng.

4.2 Cảm biến kín

Cảm biến kín có thiết gồm nam châm và bánh răng kim loại khít lại với nhau nên khắc phục được tình trạng bị bụi bẩn bám vào. Do đó, loại cảm biến này ít phải bảo dưỡng, lau chùi và giúp phương tiện hoạt động ổn định và hiệu quả. 

Hiện nay, mỗi dòng ô tô sẽ được trang bị một loại cảm biến tốc độ bánh xe khác nhau. Chủ phương tiện có thể mở hệ thống phanh và tìm kiếm ở mặt sau để xác định chính xác. 

5. Dấu hiệu lỗi cảm biến tốc độ

Có nhiều nguyên nhấn dẫn đến lỗi cảm biến ô tô như: mạch cảm biến bị hư, rắc cắm bị lỏng, dây điện đứt… Khi cảm biến tốc độ gặp lỗi, xe thường có các dấu hiệu sau:

5.1 Đèn ABS bật sáng

Khi cảm biến tốc độ bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ thường bật sáng để thông báo. Ngoài lý do này, đèn báo ABS bật sáng cũng có thể vì nhiều nguyên nhân khác như: áp suất dầu phanh giảm, trong đường dầu có không khí, má phanh bị mòn…

cảm biến tốc độ ô tô
Khi cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi thì đèn báo phanh ABS trên bảng đồng hồ

5.2 Hệ thống ABS hoạt động không chính xác

Khi cảm biến tốc độ bị hư hỏng, hệ thống ABS sẽ nhận tín hiệu sai lệch hoặc không nhận được tín hiệu dẫn đến ABS hoạt động không chính xác. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể khiến xe bị bó cứng phanh dẫn đến xe bị mất lái dù xe có ABS.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    5.3 Đèn báo TCS bật sáng

    Với những xe có trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, bên cạnh gửi tín hiệu về hệ thống ABS, cảm biến tốc độ cũng sẽ gửi tín hiệu về hệ thống TCS. Bởi hệ thống kiểm soát lực kéo giúp kiểm soát sự trượt của bánh xe bằng cách phân bố công suất động cơ đến các bánh xe sao cho phù hợp với tốc độ của bánh xe đó. Do đó hệ thống TCS cần nắm được thông tin về tốc độ thực tế của bánh xe. Nếu cảm biến tốc độ bánh xe bị trục trặc thường đèn báo TCS cũng sẽ bật sáng.

    Đèn báo TCS bật sáng

    5.4 Đèn Check Engine bật sáng

    Đèn Check Engine là tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ, trong đó có cảm biến giảm tốc. Bộ phận này thường được lắp đặt ở đồng hồ phía sau vô lăng. ECM là một khối điều khiển động cơ có vai trò tiếp nhận trực tiếp các thông tin từ cảm biến, tiến hành xử lý và gửi lại để điều khiển sự vận hành của hệ thống phanh. Khi ECM phát hiện thấy thông tin sai lệch so với thông thường hoặc không có tín hiệu, Check Engine sẽ lập tức sáng đèn để thông báo cho chủ xe.

    Như vậy, cảm biến tốc độ ô tô là bộ phận quan trọng giúp điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn trong điều kiện đường trơn trượt hoặc cần phanh gấp. Bạn cần phải để ý khi nào hệ thống cảm biến bị lỗi để kịp thời xử lý và để đảm bảo an toàn cho bạn hơn.

    Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

    Tin tức khác:

    >> Tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông ở trong và ngoài khu vực đông dân cư

    >> Độ tuổi thi bằng lái xe ô tô, xe máy là bao nhiêu tuổi?

    Đánh giá

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *