Mọi thông tin về biển báo hiệu đường 1 chiều bạn cần biết

Biển báo hiệu đường 1 chiều là một trong số các loại biển báo được học trước khi thi bằng lái xe ô tô, bằng lái xe gắn máy. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nằm lòng kiến thức về yếu tố quan trọng này. Để di chuyển thuận lợi, đúng theo hướng dẫn thì mỗi người cần nắm bắt được yêu cầu cũng như lệnh cấm của từng loại ký hiệu. 

1. Tổng hợp các loại biển báo đường một chiều

Trên thực tế, có hai lọa đường là đường một chiều và đường hai chiều. Đường hai chiều cho phép hai dòng xe chạy ngược nhau song song trong một làn. Ngược lại, đường một chiều là loại đường chỉ cho phép bạn đi một chiều. Nếu đi trên đường bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, ở đường một chiều, tất cả các phương tiện đều chỉ đi theo một hướng nhất định, không có một chiếc xe nào đi ngược lại. 

Tổng hợp các loại biển báo đường một chiều
Tổng hợp các loại biển báo đường một chiều

Ở các thành phố lớn có rất nhiều con đường khác nhau. Nếu không quen thuộc thì sẽ rất khó nhận biết đâu là đường một chiều, đặc biệt là khi mật độ di chuyển xe cộ không quá nhiều. Vì thế, ở mỗi đầu con đường sẽ gắn một biển báo đường 1 chiều với những ký hiệu rất dễ nhận biết.

Cụ thể các loại biển báo bao gồm:

1.1 Biển báo đường 1 chiều biển chỉ dẫn R 407a

Tên biển báo:  “Biển đường một chiều”. Số hiệu biển báo đường 1 chiều chỉ cho phép đi thẳng theo chiều mũi tên ký hiệu R 407a.

Vị trí đặt biển: Biển báo giao thông đường một chiều R 407a thường sẽ được đặt để đặt sau ngã ba và ngã tư

Nội dung: Loại biển này chỉ dẫn những đoạn đường xe sẽ phải chạy một chiều, chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi vào tuân thủ theo chiều mũi tên đã hướng dẫn (đi thẳng). 

Một chú ý quan trọng của biển báo đường 1 chiều là R 407a cấm người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông tiến hành cho quay đầu xe ngược lại (trừ các xe được ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ).

Khi người điều khiển phương tiện lưu thông đã đi hết đoạn đường một chiều, sẽ tiến hành đặt biển số 204 mang ý nghĩa “Đường hai chiều” để báo hiệu biển báo cấm đường 1 chiều đã hết hiệu lệnh đi 1 chiều, cho phép người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông được phép bắt đầu di chuyển 2 chiều.

1.2 Biển đường 1 chiều biển chỉ dẫn R 407b

Tên biển báo: Biển đường 1 chiều. Số hiệu biển báo đường 1 chiều: R.407b

Vị trí đặt biển: Biển báo đường 1 chiều R 407b thường sẽ được đặt trước ngã ba và ngã tư

Nội dung: Biển chỉ dẫn những đoạn đường xe chỉ được phép chạy một chiều. Chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi vào đường tuân thủ theo chiều mũi tên chỉ dẫn (quẹo phải).

Lưu ý biển báo giao thông đường 1 chiều là biển báo cấm người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông quay đầu xe ngược lại (trừ xe được quyền ưu tiên dựa theo luật Giao thông đường bộ).

1.3 Biển báo hiệu đường 1 chiều R 407c

Tên gọi biển báo: “đường một chiều”.Số hiệu biển báo đường 1 chiều: R 407c 

Vị trí đặt biểnBiển báo đường 1 chiều R 407c đặt trước ngã ba và ngã tư.

Nội dung: Biển chỉ dẫn đến những đoạn đường xe chỉ được chạy một chiều. Chỉ cho phép các phương tiện giao thông đường bộ được đi vào theo chiều mũi tên chỉ dẫn (quẹo trái).

Tương tự biển báo đường 1 chiều số ký hiệu 407a cũng sẽ cấm người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông được điều khiển xe quay đầu ngược lại (trừ xe được quyền ưu tiên dựa theo luật giao thông đường bộ).

1.4 Biển báo hiệu đường một chiều 102 cấm đi ngược chiều

Biển báo hiệu đường một chiều báo hiệu lệnh cấm đi ngược chiều để báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và xe thô sơ) được đi theo chiều đặt biển. Chú ý trừ các xe được phép ưu tiên dựa theo quy định.

Đối biển báo đường một chiều thì với người đi bộ sẽ vẫn được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển báo đường một chiều 102 là lối đi thuận chiều. Vậy nên các loại xe được phép đi theo chỉ dẫn, do đó phải đặt biển báo chỉ dẫn đường 1 chiều số hiệu biển báo 407a.

2. Hướng dẫn di chuyển trên đường

Nếu đi đến những cung đường lạ, xe từ giữa hẻm chạy ra, bạn không biết được đầu và cuối đường cắm biển báo gì về hướng di chuyển,..và nhiều trường hợp khách nữa thì dưới đây sẽ là một số cách hữu hiệu để bạn áp dụng nếu chưa nhìn thấy được biển báo đường 1 chiều ở đâu trên đoạn đường sắp di chuyển.

  • Quan sát xem có xe nào đi cùng chiều với xe mình đang điều khiển hay không

Nếu không có xe cùng loại đi cùng chiều với mình nhưng quan sát thấy chiều kia có nhiều phương tiện lưu thông hơn, thì nhiều khả năng chiều bạn đang đi bị cấm, hoặc ít nhất là cấm loại phương tiện giống bạn đang đi (thường là ô tô).

  • Quan sát ánh mắt những người xung quanh

Tự đặt câu hỏi vì sao hướng mình đang di chuyển nhiều người lại chú ý đến vậy. Vì thông thường nhiều người chỉ nhìn chằm chằm chứ không lên tiếng nói với bạn rằng bạn đang đi ngược chiều quy định.

  • Hỏi thăm những người xung quanh

Trước khi quyết định hướng chạy, đặc biệt là phương tiện ô tô rất khó khăn để quay đầu xe. Hoặc khi bạn đã khởi hành và hướng xe đi bị ngược với chiều quy định thì cũng có thể bị camera an ninh ghi nhận hình ảnh và gửi giấy báo phạt nguội dù cho sau đó bạn đã quay đầu xe kịp thời

Ngoài ra, pháp luật hiện hành quy định, các phương tiện tham gia giao thông trên đường một chiều không được phép lùi xe. Những hành vi này có thể sẽ làm cản trở các phương tiện khác đang lưu thông, thậm chí nó còn có thể gây tai nạn bất ngờ.

Nếu vi phạm luật giao thông đi vào đường ngược chiều bạn sẽ bị xử phạt
Nếu vi phạm luật giao thông đi vào đường ngược chiều bạn sẽ bị xử phạt

Theo đó, trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điểm O, khoản 3, Điều 5 thì hành vi lùi xe trên đường một chiều có thể bị xử phạt lên tới 800.000 VNĐ – 1 triệu VNĐ (đối với xe ô tô). Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 7 của Nghị định này thì mức phạt sẽ áp dụng với xe máy là 200.000 – 400.000 VNĐ.

>>> Xem bài viết: Học 600 câu hỏi lý thuyết B1

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    3. Mức phạt khi vi phạm quy định trên đường một chiều

    Các mức phạt đối với từng trường hợp được quy định cụ thể:

    -Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

    + Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp dựa theo quy định (Điểm c khoản 5 Điều 5).

    Tước quyền sử dụng GPLX 02 – 04 tháng (Theo Điểm c khoản 11 Điều 5).

    + Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với người điều khiển xe đi ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Theo Điểm a khoản 7 Điều 5).

    + Phạt tiền từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (Theo Điểm a khoản 8 Điều 5).

    Bị tước đi quyền sử dụng GPLX 05 – 07 tháng (Theo Điểm đ khoản 11 Điều 5).

    Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
    Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”

    – Đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy (kể cả xe máy điện), các xe tương tự xe mô tô và các xe tương tự xe gắn máy

    + Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng với người điều khiển xe thực hiện các hành vi đi ngược chiều đường một chiều, hay đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm ngược chiều”. Trừ hành vi vi phạm quy định theo điểm b khoản 6 Điều này áp dụng cho các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Theo khoản 5 Điều 6).

    Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng (Theo Điểm b khoản 10 Điều 6).

    + Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng với người điều khiển xe đi ngược chiều đường một chiều, ngược chiều trên đường có gắn biển báo“Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Có trừ hành vi vi phạm quy định theo điểm d khoản 8 Điều 6 (Theo Điểm b khoản 7 Điều 6).

    Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6).

    – Đối với người điều khiển máy kéo và xe máy chuyên dùng

    + Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều đường có gắn biển “Cấm đi ngược chiều”. Có trừ các hành vi vi phạm quy định theo điểm a khoản 8 Điều 7 và trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (Theo Điểm c khoản 4 Điều 7).

    Bị tước quyền sử dụng GPLX khi điều khiển máy kéo, các chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01 đến  03 tháng (Theo Điểm a khoản 10 Điều 7).

    + Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có gắn biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b của khoản 8 Điều 7 (Theo Điểm a khoản 7 Điều 7).

    Sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), các chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng từ 02 đến 04 tháng (Theo Điểm b khoản 10 Điều 7).

    + Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều trên các đường cao tốc (Theo Điểm a khoản 8 Điều 7).

    Bị tước quyền sử dụng GPLX trường hợp khi điều khiển máy kéo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trường hợp khi điều khiển xe máy chuyên dùng trong từ 05 đến 07 tháng (Theo Điểm c khoản 10 Điều 7).

    – Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

    Phạt tiền từ 200.000 đồng cho đến 300.000 đồng với người điều khiển xe ngược chiều đường đường một chiều, đường có gắn biển “Cấm đi ngược chiều” (Theo Điểm c khoản 3 Điều 8).

    Vì thế, bạn cần nắm rõ các quy định, bộ luật giao thông hiện hành để việc lưu thông trên đường cho đúng. Việc đi đúng đường là để bảo vệ cả người và của cho bạn và những người tham gia giao thông.

    Biển báo hiệu đường 1 chiều không còn xa lạ với bất kỳ ai thường xuyên di chuyển trên các con phố lớn. Việc tìm hiểu và chấp hành đúng các biển báo này là một phần quan trọng góp phần tạo nên văn hóa giao thông nơi công cộng. Từ đó tạo nên một môi trường di chuyển lành mạnh và an toàn. 

    Tin tức khác:

    >>> Xem thêm bài viết: Mức phạt nồng độ cồn ô tô, xe máy mới nhất

    2/5 - (4 bình chọn)

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *