Thuật ngữ vòng tua máy có lẽ đã khá quen thuộc trong giới xe ô tô. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn vòng tua máy là gì và những điều cần biết về vòng tua máy.
1. Vòng tua máy là gì?
Vòng tua máy ô tô là một thông số ảnh hưởng đến hiệu suất của xe, có sự liên kết chặt chẽ với công suất và momen xoắn. Hiểu một cách đơn giản, vòng tua máy là số vòng quay của động cơ xe trong 1 phút đo bằng đơn vị RPM (revolutions per minute – vòng/phút), được hiển thị trên mặt đồng hồ đo vòng tua máy ở cụm công cụ kỹ thuật số (bảng táp-lô) trong khoang cabin.
Vòng tua máy ô tô tỉ lệ nghịch với các cấp số trên xe và tỉ lệ thuận với công suất của xe, đạt chỉ số cực đại 5.000 – 7.000 vòng/phút. Đối với mỗi cấp số xe, chỉ số vòng tua máy lý tưởng không giống nhau.
Vòng tua máy càng cao thì sức mạnh động cơ càng lớn, tốc độ di chuyển xe càng nhanh, đồng thời mức độ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và phát ra tiếng ồn động cơ trong suốt quá trình vận hành. Động cơ hoạt động càng nhiều thì càng phát ra tiếng ồn lớn. Nếu động cơ hoạt động đến gần ngưỡng quá tải thì tiếng gầm sẽ rất to.
2. Đặc điểm vòng tua máy ô tô
Để hiểu hơn về vòng tua máy ô tô bạn cần phải biết những thông tin về đặc điểm của vòng tua máy. Cụ thể:
2.1 Số xe càng nhỏ thì vòng tua máy càng cao
Vòng tua máy ô tô sẽ tỷ lệ nghịch với các cấp số trên xe ô tô. Bởi ở số càng nhỏ (cần tạo đà) thì xe cần lực kéo càng lớn nên trục khuỷu phải quay nhiều hơn. Đến các số lớn, lực kéo cần thiết giảm dần (xe đã có đà) nên vòng tua máy cũng giảm theo. Như vậy vòng tua máy thường đạt mức cao nhất ở số 1, giảm dần khi xe về số 2 và tương tự giảm dần theo các cấp số tiếp theo số 3, số 4, số 5…
2.2 Xe càng tăng tốc thì vòng tua máy càng cao
Khi người lái đạp ga tăng tốc thì vòng tua máy cũng sẽ tăng theo tốc độ xe. Bởi để đáp ứng tốc độ mà người lái yêu cầu thì trục khuỷu động cơ phải quay nhiều vòng hơn. Nói cách khác vòng tua máy tỷ lệ thuận với tốc độ.
Nhưng cũng có trường hợp vòng tua máy cao nhưng tốc độ lại chậm là do đặc điểm đầu tiên. Khi xe ở số nhỏ, đi chậm thì vòng tua máy cũng sẽ ở mức cao. Điều này thường thấy khi xe tải nặng, xe leo dốc… đang chạy số 1, số 2 hoặc chế độ số thấp L (với xe hộp số tự động).
2.3 Vòng tua máy càng cao thì động cơ càng ồn
Đây là điều hiển nhiên bởi khi động cơ càng hoạt động nhiều, trục khuỷu càng quay nhanh (để tạo nhiều vòng) thì động cơ phát ra tiếng ồn càng lớn. Động cơ hoạt động đến gần ngưỡng quá tải thì tiếng gầm sẽ rất to.
Điều này thường thấy ở các dòng xe hạng A hay hạng B sử dụng động cơ nhỏ như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Vios… Bởi công suất hạn chế nên trong quá trình sử dụng sẽ có nhiều tình huống xe phải tận dụng công suất tối đa nên động cơ thường ồn. Đây cũng là lý do người lái luôn cố gắng giữ xe ở mức vòng tua thấp nhất có thể.
Trong khi đó, các dòng xe hạng C, hạng D, đặc biệt là xe hạng sang của các hãng Mercedes-Benz, BMW, Audi, Lexus… do có động cơ công suất lớn hơn nên hiếm khi người lái sử dụng chạm ngưỡng vì thế động cơ sẽ êm ái hơn rất nhiều.
2.4 Vòng tua máy càng cao thì xe càng tốn nhiên liệu
Vòng tua máy tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ nhiên liệu. Bởi vòng tua máy càng cao nghĩa là động cơ làm việc càng nhiều. Do đó mức tiêu hao nhiên liệu sẽ càng lớn.
3. Thông số vòng tua máy bình thường là gì?
Mức vòng tua máy ở các cấp số thường là:
- Số 1, số 2: Vòng tua máy tầm 400 – 1.800 vòng/phút
- Số 3, số 4: Vòng tua máy tầm 300 – 1.700 vòng/phút
- Số 3, số 4, số 5: Vòng tua máy tầm 200 – 1.600 vòng/phút
- Khi phanh xe: Nên giảm ga để vòng tua máy về mức 1.000 vòng/phút
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thi sa hình B2 vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý?
Với xe hộp số sàn, để biết chính xác vòng tua máy lý tưởng người lái có thể quan sát theo nguyên tắc “điểm êm ái để tiếp nhận chuyển từ số lớn về số nhỏ hơn là vận tốc ở 1.000 vòng/phút”. Cụ thể xe đang chạy bình thường ở số 2 với vòng tua máy 1.000 vòng/phút. Bạn chuyển về số 1 thì thấy vòng tua máy tăng lên 1.500 vòng/phút. Vậy chỉ cần nhớ con số 1.500 vòng/phút này. Về sau khi đi số 1 thấy vòng tua máy lên 1.500 vòng/phút thì chuyển sang số 2.
Khi chạy ở đường đông đúc, người lái nên rà phanh, nhả côn để xe êm ái. Nếu tình huống cho phép có thể duy trì tốc độ chậm ổn định thì có thể nhả phanh, thêm ga đẩy vòng tua máy lên mức tầm 1.200 vòng/phút, rồi bắt côn để xe không khựng.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
4. Nhận biết những bất thường của xe qua vòng tua máy
Vòng tua máy bị cao/thấp, không ổn định là một trong các dấu hiệu bất thường cho thấy động cơ đang gặp vấn đề. Mỗi xe sẽ có số vòng tua máy khác nhau do thiết kế động cơ, độ hao mòn, chế độ bảo dưỡng – chăm sóc… khác nhau. Tuy nhiên, xe thường sẽ có mức vòng tua máy ổn định trong một mức nhất định tương ứng theo từng dải tốc độ. Nghĩa là khi xe chạy ở dải tốc độ đó thì vòng tua máy sẽ luôn ở trong một khoảng đó.
Nhưng nếu xe bị trục trặc, bị lỗi vòng tua máy cao hoặc thấp thì vòng tua máy sẽ nhảy bất thường, cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường. Khi xe bị lỗi này nên kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc cho những ai chưa biết vòng tua máy là gì. Việc hiểu được chỉ số của đồng hồ vòng tua máy bạn sẽ biết được tình trạng xe hiện tại chính xác nhất.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
- Hotline: 1900 0329
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Tin tức khác:
>> Trung tâm đào tạo lái xe ô tô tốt nhất hiện nay.
>> Đăng ký học lái xe B2 ở Hà Nội – Hàng đầu, chất lượng, uy tín
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: