Hướng dẫn tư thế ngồi lái xe ô tô chuẩn nhất

Tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô sẽ giúp người điều khiến thoải mái và linh hoạt nhất. Nhưng rất nhiều người không có tư thế đúng. Cùng tìm hiểu tư thế ngồi lái xe chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi ích của việc ngồi đúng tư thế khi lái xe ô tô

Ngồi lái xe hơi là một việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế không phải lái xe nào cũng có tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô để thoải mái và điều khiển xe tốt nhất.

  • Khi có tư thế ngồi đúng sẽ giúp tầm quan sát của người lái được ổn định hơn, dễ dàng bao quát phía trước và cả phía sau qua kính chiếu hậu. 
  • Khi thường xuyên lái xe và lái xe trong thời gian dài thì sự thoải là rất cần thiết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của các tài xế, tránh việc  bị đau lưng hay mỏi cổ vì ngồi không đúng tư thế.
  • Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống. Rất nhiều khi tai nạn xảy ra, tài xế đổ lỗi và cho rằng do các yếu tố như: đường xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, tầm nhìn hạn chế, xe trục trặc kỹ thuật…
    Tư thế ngồi lái xe không đúng ảnh hưởng đến sức khỏe của các tài xế

2. Cách điều chỉnh ghế lái phù hợp với tư thế lái xe

Trước khi muốn có một tư thế lái xe chuẩn bạn cần phải biết cách điều chỉnh ghế lái sao cho phù hợp. Cụ thể: 

2.1 Điều chỉnh khoảng cách ghế ngồi

Việc điều chỉnh khoảng cách ghế ngồi là điều vô cùng cần thiết để giúp người lái có tư thế ngồi chuẩn xác nhất. Bạn cần điều chỉnh khoảng cách sao cho khi nhả phanh pedal, đầu gối của bạn sẽ gập một góc khoảng 120 độ. Sau khi điều chỉnh xong, bạn kiểm tra lại bằng cách khởi động xe, đạp thử chân phanh vài lần và xem góc độ của đầu gối đã phù hợp chưa, tránh trường hợp bị mỏi chân và cần đảm bảo an toàn trước những va chạm bất ngờ.

2.2 Điều chỉnh độ nghiêng của ghế

Độ nghiêng của ghế là yếu tố quan trọng tác động đến phần lưng và cổ của người lái xe. Tư thế ngồi lái xe đúng chuẩn đó chính là đặt lưng ghế song song với cột vô lăng, tùy vào thời điểm và hoàn cảnh của người lái mà có thể thay đổi trong khoảng 95 – 110o.

Điều chỉnh ghế lái phù hợp với tư thế lái xe

2.3 Điều chỉnh tựa đầu

Phần tựa đầu cũng cần được điều chỉnh để giúp người lái có một tư thế ngồi đúng nhất. Đây là bộ phận hỗ trợ làm giảm chấn thương vùng cổ và giúp giảm bớt tình trạng đau lưng. Tốt nhất bạn nên điều chỉnh tựa đầu cao hơn mí mắt và giữ khoảng cách là 2 – 3cm so với đầu. 

Nếu như không thể đạt được khoảng cách đó thì bạn nên điều chỉnh lại góc nghiêng lưng ghế sao cho có tư thế ngồi lái xe thoải mái nhất. Hơn nữa, khi lái xe bạn nên để đầu hơi hướng về phía trước và giữ đúng khoảng cách để tránh gây chấn thương cổ.

2.4 Điều chỉnh tựa lưng

Người lái cần điều chỉnh tựa lưng sao cho góc nghiêng ở 100 độ, việc này sẽ giúp giảm áp lực lên lưng dưới. Nếu trường hợp phần vai của bạn rời khỏi tựa ghế khi xoay vô lăng thì có nghĩa là chỗ ngồi của bạn bị ngả quá nhiều. Do đó, nếu bạn thấy bị gù về phía trước thì hãy di chuyển phần tựa lưng lên nhiều hơn hoặc có thể sử dụng thêm các tấm đệm massage để luôn có cảm giác thoải mái mỗi khi lái xe.

3. Tư thế ngồi lái xe ô tô đúng cách

Sau khi đã điều chỉnh ghế lái xong. Bạn cần tiếp tục tham khảo tư thế ngồi lái dưới đây:

3.1 Cơ thể luôn áp sát lưng ghế

Cơ thể phải luôn áp sát vào lưng ghế với phần lưng áp sát vào tựa lưng ghế và phần mông áp sát sâu vào ghế. Nếu cơ thể áp sát vào ghế nhưng tay phải với tới vô lăng hay chân phải chòm tới bàn đạp ga/phanh thì cần chỉnh lại ghế ngồi chứ không phải cơ thể. Việc áp sát vào lưng ghế sẽ giúp cột sống được nâng đỡ, giảm áp lực, từ đó tránh tình trạng đau lưng khi ngồi lái xe nhiều.

Cơ thể luôn áp sát lưng ghế

3.2 Tư thế cầm vô lăng

Bạn nên điều chỉnh vị trí cầm vô lăng ở góc 9 giờ 15 phút, tay lái cách ngực khoảng 25 – 30cm là hợp lý nhất. Lưu ý, khi nắm vô lăng bạn cần để khuỷu tay cong một góc 120o. Nếu người lái cầm vô lăng đúng kỹ thuật sẽ quan sát toàn cảnh được tốt hơn.

Bạn nên điều chỉnh vị trí cầm vô lăng ở góc 9 giờ 15 phút

3.3 Chân phải điều khiển bàn đạp ga và phanh

Đặt chân phải thẳng hàng với bàn đạp phanh (ở giữa). Khi lái xe vẫn giữ nguyên gót chân tại vị trí này, chỉ đẩy mũi chân hướng về bàn đạp ga. Khi cần đạp phanh thì nhả chân ga, chuyển mũi chân trở về hướng thẳng để nhấn bàn đạp phanh.

Nếu chạy xe hộp số sàn thì chân trái dùng để điều khiển bàn đạp côn. Nếu chạy xe hộp số tự động, hộp số tự động vô cấp, hộp số ly hợp kép… chân trái luôn giữ cố định trên chỗ để chân bên trái, tuyệt đối không sử dụng chân trái để đạp phanh. Như vậy người lái sẽ tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn “không ga thì phanh”.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    3.4 Thắt dây an toàn vắt qua xương chậu

    Nhiều người thường thắt dây an toàn vòng qua đùi hay bụng. Kiểu thắt này hoàn toàn sai. Vị trí đúng khi thắt dây an toàn là đai ngang phải bám vào xương chậu.

    Trên đây là một số thông tin về tư thế ngồi lái xe ô tô chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

    Tin tức khác:

    >> Vị trí đặt chân ga và chân phanh như thế nào chuẩn nhất/

    >> Đăng ký học bằng lái xe B2 ở Hà Nội

    Đánh giá

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *