Chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật lái xe ô tô vào cua an toàn

Với những lái xe mới, vào cua trên những cung đường khó đi là một kỹ thuật khá khó. Dưới đây là những kinh nghiệm và kỹ thuật lái xe ô tô cơ bản để có thể vào cua an toàn. Hãy cùng tìm hiểu nhé. 

1. Tầm quan trọng của việc đánh lái khi vào cua

Việc lái xe ở những cung đường thẳng khá đơn giản ngay cà với những lái mới. Thế nhưng khi vào những khúc thì điều này lại trở nên không hề dễ dàng. Nhiều trường hợp xảy ra như tại khúc cua có phương tiện cùng chiều hoặc ngược chiều đang lưu thông. Hoặc trong trường hợp tài xế không quan sát chú ý, không điều khiển được xe gây ra việc va chạm với người hoặc vật trên đường.

Nhiều trường hợp xảy ra khi tài xế không điều chỉnh tốc độ ở khúc cua nên gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

2. Cách cầm vô lăng khi lái xe ô tô vào cua

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật.

Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.

Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác.

hình ảnh lái xe vào cua
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật.

Chú ý: Trên vô lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi  khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.

3. Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua an toàn

Phương pháp tốt nhất để luyện kỹ năng lái xe ô tô vào cua là dành nhiều thời gian cho việc thực hành luyên tập trên nhiều dòng xe khác nhau bởi mỗi dòng xe đều có cấu tạo riêng, đặc biệt là góc quan sát, cấu tạo vô lăng, độ cân bằng,…Độ cân bằng của một chiếc xe gầm thấp và gầm cao khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ dòng xe nào, người lái vẫn buộc phải chấp hành một số nguyên tắc sau khi vào cua để đảm bảo an toàn. Cụ thể:

3.1 Một số nguyên tắc an toàn khi vào cua

  • Điều chỉnh ghế ngồi: Khi lái xe vào cua, tầm nhìn của người điều khiển thường hạn chế hơn so với những đoạn đường thẳng. Vì vậy, bạn cần tập trung cao độ cho việc đánh lái. Ghế ngồi cần được điều chỉnh cao hơn bình thường nhưng vừa tầm quan sát để có thể theo dõi đường rõ hơn trước khi thực hiện thao tác vào cua.
  • Tập trung quan sát: Hãy tập trung quan sát thật kĩ đoạn đường chuẩn bị vào cua và các phương tiện xung quanh. Việc này giúp bạn chủ động xác định đoạn đường sẽ vào cua sắp tới cũng như các yếu tố tác động xung quanh như tình trạng đường, mật độ phương tiện và các tác động khác để kịp thời xử lý trong mọi tình huống.
    hình ảnh lái xe vào cua
    Chú ý quan sát phía sau bằng gương để đánh cua an toàn nhất.
  • Giảm tốc độ: Lưu ý, phanh xe chỉ được tiến hành khi xe đang lưu thông trên đoạn đường thẳng. Tuyệt đối không phanh xe giảm tốc độ khi đang vào cua. Điều này có thể gây ra tình trạng trơn trượt, đặc biệt là lái xe trong trời mưa. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe, người điều khiển xe nên giữ xe ở vận tốc an toàn và phanh xe đúng lúc, tránh những sự cố không mong muốn.
  • Vào cua: Khi đã thực hiện xong những thao tác chuẩn bị, bạn có thể tiến hành cho xe vào cua. Bạn không nên đánh lái nhiều lần để tránh làm cho xe mất cân bằng, hãy ước chừng độ cong của đường để đánh lái một lần duy nhất cho thật “mượt”. Chú ý giữ nguyên góc xoay của bánh lái đến khi ôtô vào cua xong mới thôi. Trong trường hợp góc cua dài, hãy xoay thêm một vòng vô lăng để ôtô tiếp tục cua trên đoạn đường đó. Điều quan trọng là bạn giữ được tay lái ổn định và chắc chắn.
  • Kết thúc vào cua: Sau khi đã tiến hành vào cua, người điều khiển xe chỉ nên đánh lái một lần duy nhất để giữ cân bằng cho xe. Nếu vào cua đánh lái nhiều thì khi kết thúc vào cua bạn sẽ phải xoay ngược vô lăng nhiều lần. Vì thế, hãy cân nhắc ngay từ khi bắt đầu vào cua để có thể chuyển hướng nhanh khi quá trình vào cua kết thúc.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    3.2 Những lưu ý trước khi đánh lái xe ô tô vào cua

    • Nên chỉnh ghế cao hơn so với khi ngồi di chuyển xe trên đường thẳng, nhất là tại những đoạn đường có nhiều khúc cua liên tục.
    • Hãy quan sát xem đoạn cua ngắn hay dài, điều kiện mặt đường và mật độ lưu thông của xe trên đường hiện tại ra sao.
    • Nên tránh những vật cản tại góc chữ A vì nó dễ làm khuất tầm nhìn. Nên nhớ lúc này hãy tập trung nhiều hơn đến gương chiếu hậu để giữ an toàn cho xe phía sau.
    • Dù là lái cũ hay lái mới thì khi đánh lái vào cua cũng nên cần phải giảm tốc độ, rà phanh để việc vào cua không bị bất ngờ do tốc độ xe đang di chuyển trước đó.
      hình ảnh lái xe vào
      hình ảnh lái xe vào cua đúng kĩ thuật

    Với những kinh nghiệm chia sẻ về kỹ thuật lái xe ô tô vào cua ở trên, hy vọng bạn sẽ có những chuyến đi an toàn nhất.  Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội.

    Tin liên quan:

    > Cách sử dụng và phân biệt chân ga và chân thắng một cách hiệu quả

    >

    Đánh giá

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *