Học lái xe bằng C: Trọn gói, Thực hành DAT, Lý thuyết

Nếu muốn học lái xe bằng C, bạn cần nắm rõ các thông tin về chương trình học cùng nội dung thi cơ bản. Đồng thời, việc lựa chọn một đơn vị đào tạo chất lượng cũng rất quan trọng.

1. Học bằng C cần tìm hiểu những thông tin gì?

Bằng lái xe hạng C là gì? Bằng C lái được xe gì?

Bằng lái xe hạng C được cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải, ô tô chuyên dụng với trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, máy kéo kéo một rơ moóc từ 3,5 tấn trở lên và các loại xe ô tô quy định cho bằng lái xe B1, B2.

Người sở hữu bằng C có thể được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như: lái xe tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi, xe taxi, xe bán tải.

 học lái xe bằng C
Người sở hữu bằng C có thể được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe

Bằng C có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng là 5 năm, được tính từ ngày cấp. Sau 5 năm, người sở hữu phải thực hiện thủ tục xin đổi bằng nếu không muốn phải sát hạch lại để cấp bằng mới.

Điều kiện học bằng lái xe hạng C là gì?

Điều kiện để học bằng lái xe hạng C bao gồm: 

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú, làm việc và học tập hợp pháp tại Việt Nam
  • Đủ từ 21 tuổi trở lên tính đến ngày sát hạch
  • Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật
  • Đủ điều kiện sức khỏe theo quy định

Học bằng lái xe hạng C bao nhiêu tiền?

Học phí có thể phụ thuộc vào cơ sở vật chất, số lượng học viên, số buổi học (lý thuyết và thực hành) tại các trung tâm đào tạo. Đồng thời, phí học bằng C sẽ có sự chênh lệch giữa các đơn vị hay khu vực, vùng miền. 

Thông thường, học phí trọn gói bằng lái xe hạng C sẽ giao động cụ thể như sau:

  • Mức 9 – 10 triệu đồng/khóa học đối với học viên mới bắt đầu 
  • Mức 6.5 – 8 triệu đồng/ khóa học đối với học viên đã biết lái xe

Đây là mức học phí cơ bản nhất. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu học của mỗi học viên và cách sắp xếp của đơn vị đào tạo mà có thể sẽ thêm những phụ phí khác.

Học lái xe bằng C mất bao lâu?

Thời gian học bằng lái xe hạng C yêu cầu ít nhất trong 5 tháng, bởi yêu cầu nhiều kiến thức và kỹ năng cao. 

Theo đó, học viên sẽ trải qua tối thiểu là 3 buổi học lý thuyết về luật giao thông đường bộ, các biển báo, cấu tạo xe, cách sửa chữa, văn hóa và đạo đức của người lái xe,..

Quy trình của việc học và thi bằng C sẽ có:

  • Giai đoạn 1: Học lý thuyết và thực hành lái xe 
  • Giai đoạn 2: Ôn tập và thi thử tại trung tâm đào tạo
  • Giai đoạn 3: Thi sát hạch bằng lái chính thức 
  • Giai đoạn 4: Đợi nhận bằng

Nếu thí sinh vượt qua thành công kỳ thi sát hạch bằng C sẽ được Sở GTVT cấp bằng trong vòng 14 – 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi.

Hồ sơ đăng ký học lái xe bằng C gồm những gì?

  • 1 bản sao CMND photo hoặc scan màu (không cần công chứng)
  • 1 đơn đề nghị học, sát hạch 
  • 1 giấy khám sức khỏe (quá 6 tháng)
  • 8 ảnh 3×4 (4×6) 

2. Đăng ký học lái xe hạng C tại Hà Nội

Bảng giá trọn gói

Hiện nay, theo khảo sát tại Hà Nội, chi phí học lái xe hạng C tại các cơ sở đào tạo có giao động ở các mức sau:

  • Trọn gói học kể từ khi đăng ký đến khi đỗ và có bằng khoảng 13.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
  • Gói bao gồm: hồ sơ đăng ký, học lái, thi sát hạch khoảng từ 9.000.000 đồng – 13.000.000 đồng.
  • Gói bao gồm: hồ sơ đăng ký và thi sát hạch khoảng từ 8.000.000 đồng – 9.000.000 đồng.

Cụ thể hơn, học phí lái xe ô tô hạng C có những khoản sau: 

  • Lệ phí đăng ký hồ sơ: 8.000.000 – 8.500.000 đồng (bao gồm học luật, hồ sơ, học mô hình thực tế ảo)
  • Lệ phí học thực hành: 2.000.0000 – 2.500.000 đồng (bao gồm xăng xe, sân, phí bồi dưỡng giảng viên).
  • Lệ phí khám sức khỏe: 300.000 – 500.000 đồng 
  • Lệ phí thi chứng chỉ nghề sơ cấp: 150.000 đồng.
  • Lệ phí học xe chip: 300.000 – 350.000 đồng/giờ.
  • Lệ phí thi sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng.
  • Lệ phí thi sát hạch sa hình: 300.000 đồng.
  • Lệ phí thi sát hạch đường trường: 60.000 đồng.
  • Lệ phí cấp bằng lái: 135.000 đồng.

Ngoài các khoản nêu trên, học viên có thể sẽ cần đóng thêm một số chi phí khác phát sinh theo nhu cầu trong quá trình học. Ví dụ: tiền thuê sân, xe tập lái, học bổ túc tay lái thêm,.. 

Quy trình học lái xe hạng C

  • Đối với nội dung lý thuyết

Đối với nội dung lý thuyết, học viên sẽ được giảng dạy và hỗ trợ các tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc học. 

 học lái xe bằng C
Học viên được giảng dạy và hỗ trợ các tài liệu phục vụ cho việc học

Cụ thể như: 

  • Được cung cấp miễn phí tài liệu, sách giáo khoa và các phần mềm thi thử lí thuyết
  • Tham gia lớp học lý thuyết được tổ chức hàng tuần

Ngoài ra, người học có thể tự chủ tìm hiểu kiến thức tại nhà thông qua tài liệu, phần mềm học và thi thử trên điện thoại. Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của giảng viên dạy để có khoảng thời gian ôn tập hiệu quả. 

  • Đối với nội dung thực hành

Sau khi đăng ký, học viên sẽ được học luôn nội dung lý thuyết và thực hành. Lịch học thực hành có thể nằm trong sự sắp xếp, đồng thuận của cả người học và giảng viên. Trong đó: 

  • Hình thức sẽ là 1 – 2 người/xe và cùng được một giảng viên hướng dẫn
  • Với những học viên không thể học vào các ngày trong tuần thì có thể đăng ký thứ 7 và chủ nhật 

Nội dung phần học thực hành có 3 phần chính:

  • Kỹ năng lái xe cơ bản
  • Học lái xe đường trường
  • Học bài thi sát hạch 

Quy trình thi bằng lái xe hạng C

  • Bước 1: Thi chứng chỉ tốt nghiệp

Sau khi kết thúc khoá học, học viên cần tham gia và đỗ kỳ thi tại trung tâm đào tạo để nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Kỳ thi này tương tự như khi thi sát hạch chính thức, với đầy đủ các nội dung lý thuyết và thực hành. 

Học viên cần phải vượt qua kỳ thi này, có chứng chỉ thì mới đủ điều kiện để thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng C. 

  • Bước 2: Dự thi sát hạch
  • Phần thi lý thuyết

Với bằng lái xe hạng C, bài thi lý thuyết sẽ có 40 câu hỏi với thời gian làm bài là 24 phút. Trong đó, số câu hỏi mà thí sinh cần trả lời đúng tối thiểu là 36/40 câu.

  • Phần thi thực hành bài sa hình

Đối với hạng C, học viên cần vượt qua 10 bài thi dưới đây: 

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
  • Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
  • Bài 10: Kết thúc

Thời gian thực hiện 10 bài trên là 18 phút. Tổng thang điểm 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.

Ảnh

  • Phần thi thực hành đường trường

Nội dung thi sát hạch lái xe phần đường trường có:

  • Thực hành xuất phát
  • Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
  • Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
  • Kết thúc

Với tổng điểm 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm để đỗ.

3. Tại sao bạn nên chọn học lái xe tại Thái Việt?

Việc tìm kiếm một đơn vị học lái xe uy tín là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công của kỳ thi. Nếu muốn học bằng lái xe C Hà Nội, bạn có thể chọn Trung tâm Đào tạo Lái xe Thái Việt.

Thái Việt sở hữu đội ngũ giảng viên “hùng hậu”, với hơn 15 năm kinh nghiệm. Tại đây, đã có hơn 100 nghìn học viên đã lấy được bằng sau 1 khóa học. Đơn vị luôn cam kết đạt chuẩn đầu ra với giá thành rẻ trên thị trường. 

 học lái xe bằng C
Thái Việt cam kết đạt chuẩn đầu ra với giá thành rẻ trên thị trường

Chi tiết khóa học bằng lái xe hạng C tại Thái Việt:

  • Chi phí đăng ký trọn gói chỉ còn 6.500.000 đồng
  • Hỗ trợ học viên trả góp chi phí
  • Tiến hành tham gia kỳ thi sau 5 – 6 tháng đăng ký học
  • Cam kết chuẩn đầu ra đến 99%
  • Thời gian học linh động, học viên có thể tự sắp xếp thời gian phù hợp
  • Hỗ trợ khóa học nâng hạng từ B2 lên C chỉ sau 52 ngày

4. Hướng dẫn học lái xe Bằng C sát hạch lái xe 

Đối với nội dung lý thuyết, học viên có thể tự ôn tập thông qua tài liệu và hướng dẫn của giảng viên. Tuy nhiên, phần thi thực hành cần dành nhiều thời gian hơn. Bạn có thể lưu lại những mẹo học dưới đây:

Bài thi sa hình

  • Bài 1: Xuất phát

Các bước thực hiện lần lượt là: vào xe – thắt dây an toàn – nổ máy – vào số 1 – bật xi nhan trái. Khi có tín hiệu “xuất phát”, di chuyển chậm và tắt xi nhan sau khi nghe âm hiệu báo. 

Lưu ý: Người lái nên nhả côn từ từ để xe không bị tắt máy. Đồng thời, phải bật và tắt xi nhan đúng lúc. 

  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Dừng xe để 2 bánh trước ở giữa 2 vạch. Sau khi dừng xe xong, nhả côn để xe đi tiếp. 

Lưu ý: Không dừng xe trước hay ngoài vạch quy định, thí sinh sẽ bị trừ điểm.

  • Bài 3: Bài thi dừng và khởi hành xe ngang dốc

Khi mở côn, thủ chân ga và chân thắng xe sẽ bắt đầu di chuyển. Đi tới vạch thì thực hiện cắt và thắng ngay, nhả côn nhẹ. Sau đó nhả thắng đạp ga lên.

Lưu ý: Nếu lên dốc nhưng cắt phanh sớm, xe sẽ tuột lại. Trong quá trình thi, có thể dừng non (dưới 50cm) để mất điểm nhưng không bị loại. 

  • Bài 4: Bài thi qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Thí sinh phải đi vào vệt kiểm tra, giữ xe đi thẳng, ổn định để bánh trước và bánh sau không bị đè vạch. 

Với bài thi đường hẹp vuông góc, căn khi vai mình lọt góc thì móc lái, móc bên nào thì nhìn theo kính bên đó.

Lưu ý: Giữ tay lái vững, cho xe chạy ổn định

  • Bài 5: Bài thi qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Khi di chuyển đến đèn tín hiệu, dừng trước vạch vàng 1m rồi cắt côn. Lúc đèn đỏ còn khoảng 2 giây thì mở côn nhẹ đi tiếp.

Lưu ý: Khi đèn xanh còn 3 – 4 giây, thí sinh không được phép đi vì sẽ bị trừ điểm.

  • Bài 6: Bài thi đường vòng quanh co

Áp dụng quy tắc “Tiến bám lưng – lùi bám bụng”.

Lưu ý: Hoàn thành bài thi trước thời gian quy định, không chạm vạch. Đồng thời, đánh tay lái nhanh, đúng thời điểm.

  • Bài 7: Bài thi ghép xe dọc vào nơi đỗ

Quan sát gương trái, khi qua giữa chuồng thì đánh vô lăng phải đến lúc thấy cửa chuồng thì trả vô lăng về trái.

Khi lùi chuồng, căn qua gương để đuôi xe cách góc cửa chuồng tầm 20-30cm. Xe vào cửa chuồng thì đánh vô lăng trái đến khi song song với thân chuồng thì trả lái phải.

Lưu ý: Khi nghe tiếng báo hiệu thì dừng lại hoặc có thể tiến thêm để điều chỉnh nếu bị lệch. 

  • Bài 8: Bài thi dừng xe chỗ có đường sắt chạy qua

Thực hiện tương tự như bài thi dừng xe đèn đỏ. 

 

  • Bài 9: Bài thi thay đổi số trên đường thẳng

Sau khi nghe tín hiệu thì dừng xe. Ở vị trí biển tăng số, tăng lên số 2 và khi có biển tăng dốc mới thực hiện tăng tốc.

  • Biển báo tối thiểu 20km/s: tốc độ phải trên 20 km/s và ở số 2.
  • Biển báo tối đa 20km/s: tốc độ phải dưới 20 km/s và ở số 1.

Lưu ý: Trường hợp qua biển mà xe đang ở số 1, đạp côn thì sẽ bị trừ điểm 

  • Bài 10: Ghép xe ngang vào nơi đỗ (đi xe vào lề)
  • Bước 1: Di chuyển xe song song với bãi đỗ, cách xe đang đỗ khoảng 50 – 80cm. Sau đó, tiến xe đến khoảng 2/3 bãi đỗ 
  • Bước 2: Đánh hết lái sang bên trái, tiến lên từ từ đến khi gương chiếu hậu bên trái với xe thẳng hàng, tạo 1 góc 45 độ 
  • Bước 3: Lùi xe từ từ đến khi gương chiếu hậu bên tay phải ngang với vạch giới hạn ngoài, đánh lái hết sang trái rồi lùi xe vào.
  • Bước 4: Trả thẳng lái rồi chỉnh xe ngay ngắn khi bánh sau bên phải đè lên vạch ngang
  • Bài 11 : Bài thi kết thúc

Ở bài kết thúc, thí sinh buộc phải bật xi-nhan phải. Khi qua vạch về đích bạn dừng xe, kéo phanh tay.

 học lái xe bằng C
Ở bài kết thúc, thí sinh khi qua vạch về đích bạn dừng xe, kéo phanh tay

Bài thi đường trường

Thí sinh tiếp tục tham gia phần thi đường trường sau khi vượt qua nội dung các bài sa hình. Đây là phần thi không phức tạp, hầu hết người thi đều có thể được thông qua nếu đã thành công 10 bài thi trước đó. 

Ở trên là những nội dung, thông tin liên quan đến học lái xe bằng C cơ bản. Nếu có nhu cầu đăng ký học và thi bằng lái, bạn có thể tham khảo Trung tâm Đào tạo Lái xe Thái Việt.

1/5 - (1 bình chọn)

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *