Hệ thống làm mát trên ô tô là một hệ thống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu năng vận hành cũng như độ bền, tuổi thọ của mỗi chiếc xe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát ô tô nhé.
1. Công dụng của hệ thống làm mát ô tô
Trong quá trình động cơ làm việc, nhiên liệu bị đốt cháy trong buồng đốt dẫn đến lượng nhiệt sinh ra rất lớn. Một phần nhiệt lượng sẽ được hệ thống xả đưa ra ngoài môi trường, nhưng vẫn sẽ có một phần nhiệt ngấm ngược vào động cơ, làm động cơ bị nóng lên. Lúc này, sự hiện diện của hệ thống làm mát có công dụng duy trì nhiệt độ phù hợp giúp cho động cơ làm việc ổn định và hiệu quả nhất.
Nếu không có hệ thống làm mát thì các chi tiết máy trên ô tô sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng như bị quá nhiệt gây ma sát lớn, dầu nhớt mất tác dụng bôi trơn, piston bị bó kẹt, gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ…
Khi ô tô được trang bị hệ thống làm mát thì nhiệt độ bên trong động cơ sẽ luôn duy trì được ở mức 93 độ C. Đây là mức nhiệt thích hợp để:
- Buồng đốt đủ nóng để làm bay hơi hoàn toàn nhiên liệu, giúp đốt cháy nhiên liệu tốt hơn và giảm lượng khí thải ra môi trường.
- Dầu được sử dụng để bôi trơn động cơ có độ nhớt thấp hơn, do đó các bộ phận động cơ di chuyển tự do hơn và động cơ lãng phí ít năng lượng hơn.
- Bộ phận kim loại ít hao mòn.
2. Phân loại hệ thống làm mát ô tô
Có hai loại hệ thống làm mát được sử dụng từ trước tới nay: làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước.
2.1 Hệ thống làm mát bằng không khí trên ô tô
Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản, bao gồm các cánh tản nhiệt trên nắp xy-lanh, thân máy và quạt gió. Hệ thống này hoạt động nhờ sự dẫn động từ trục khuỷu động cơ hoặc vận hành độc lập nhờ được cung cấp điện năng.
- Ưu điểm: Hệ thống làm mát này có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ do vậy chỉ tốn chi phí thấp. Bên cạnh đó, do không có nhiều bộ phận phức tạp nên hệ thống này không đòi hỏi phải bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
- Nhược điểm: Gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động; hiệu suất làm mát không cao, nhất là ở các khối động cơ cỡ lớn.
2.2 Hệ thống làm mát bằng nước trên ô tô
Ngày nay hệ thống làm mát bằng nước được sử dụng phổ biến do có khả năng làm mát vượt trội hơn so với hệ thống làm mát bằng không khí.
Hệ thống này có cấu tạo phức tạp, bao gồm: két nước, nắp két nước (van chân không và van áp suất), van hằng nhiệt, bơm nước và quạt gió (làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức).
- Ưu điểm: hệ thống làm mát bằng nước có hiệu năng làm mát tốt hơn nhiều so với hệ thống làm mát bằng không khí, không gây ra tiếng ồn trong quá trình hoạt động.
- Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, giá thành cao, cần bảo dưỡng định kỳ.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát trên ô tô
Đối với hai loại hệ thống làm mát không khí, chúng cũng có nguyên lý hoạt động riêng.
3.1 Hệ thống làm mát ô tô bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng không khí có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi động cơ vận hành, các cánh tản nhiệt trên nắp xy-lanh và thân động cơ sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ quá trình hoạt động của động cơ. Quạt gió sẽ dẫn không khí có nhiệt độ thấp hơn từ môi trường bên ngoài vào bên trong khu vực này, giúp giảm nhiệt và làm mát khoang động cơ.
Lượng không khí sau khi đã làm mát khoang động cơ sẽ trở nên nóng hơn và được đưa ra ngoài. Tuy nhiên lượng không khí được luân chuyển trong hệ thống này không đủ để làm mát hoàn toàn động cơ, hiệu quả làm mát không cao nên ngày nay không còn được sử dụng nhiều.
3.2 Hệ thống làm mát ô tô bằng nước
Hệ thống làm mát bằng nước hoạt động dựa trên nguyên lý vận chuyển nước làm mát ô tô liên tục tuần hoàn xung quanh thân máy. Trong quá trình vận hành, khi nhiệt độ của động cơ tăng cao, van hằng nhiệt sẽ tự động mở ra để nước làm mát tuần hoàn qua thân máy. Nhiệt lượng tỏa ra từ thân máy sẽ được lượng làm mát hấp thụ, sau đó lượng nước này được đẩy về két nước để làm mát.
Bên trong két nước, lượng nước nóng này được đẩy vào các ống dẫn nước nhỏ và được làm mát nhờ quạt gió. Sau khi nước nóng đã được làm mát, bơm nước sẽ hoạt động để đưa lượng nước làm mát này tuần hoàn trở lại và tiếp tục quá trình làm mát cho khoang động cơ.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng hệ thống làm mát ô tô
Để tránh tình trạng xe nhanh hư hỏng và để bảo vệ tuổi thọ của xe bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng hệ thống làm mát
4.1 Đối với hệ thống làm mát bằng không khí
Dù có cấu tạo đơn giản và không đòi hỏi phải bảo dưỡng thường xuyên, nhưng người lái cũng nên chú ý đến những dấu hiệu cho thấy rằng hệ thống này cần phải sửa chữa: tiếng ồn quá lớn khi hoạt động, nhiệt độ động cơ luôn ở mức cao,…
4.2 Đối với hệ thống làm mát bằng nước trên ô tô
Kiểm tra hệ thống làm mát thường xuyên và thực hiện thay thế các bộ phận khi cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống này hoạt động một cách ổn định nhất. Két nước là bộ phận cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Do liên tục làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, két nước có thể bị gỉ, nghẹt đường ống dẫn nước làm mát, các mối hàn bị vỡ…
Như vậy, trên đây là một số thông tin hữu ích về hệ thống làm mát ô tô. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể nắm vững được những thông tin này để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân và chăm sóc cho “xế hộp” của mình được tốt hơn.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
- Hotline: 1900 0329
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Tin tức khác:
>> Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động như thế nào? Các lỗi thường gặp
>> Học bằng lái xe B1 tại Hà Nội – Giá rẻ, chất lượng
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: