Hành nghề lái xe là gì? Nói đến đối tượng nào khi thi lý thuyết lái xe

Hành nghề lái xe là gì? Đặc điểm cũng như yêu cầu của ngành nghề này là gì? Nếu bạn đang có ý định hành nghề lái xe thì đừng bỏ lỡ nội dung này. Cùng tham khảo thông tin ở bài viết bên dưới. 

1. Hành nghề lái xe là gì?

Hành nghề lái xe tức là người tài xế có công việc chính là lái xe dịch vụ, xe kinh doanh, thu nhập chính mà họ kiếm hằng ngày là nhờ vào công việc lái xe. Đây là một trong những ngành nghề phổ biến nhất hiện nay phù hợp với hầu hết các ứng viên là lao động phổ thông.

1.1 Đặc điểm của nghề lái xe

Nghề lái xe là nghề nghiệp đặc biệt và có những đặc điểm khá thú vị mà bạn không thể tìm được ở các công việc khác.

Hanh-nghe-lai-xe-la-gi
Hành nghề lái xe là gì?

Yêu cầu tương đối cao

Tuy là nghề phổ thông, không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn nhưng để nếu muốn ứng tuyển vào nghề lái xe bạn phải có giấy phép lái xe tương ứng theo hạng xe hành nghề, chứng chỉ hành nghề do đơn vị có thẩm quyền cung cấp, hồ sơ xin việc sạch sẽ (lý lịch tốt, chưa từng gây tai nạn nghiêm trọng, đã có số năm (tháng) kinh nghiệm hành nghề nhất định,…).
Thêm vào đó, sức khỏe tốt, khả năng chịu được áp lực công việc cao, siêng năng, chịu khó và có ý thức trách nhiệm với công việc đang làm cũng là những yêu cầu cần thiết của những ứng viên cho vị trí tài xế.
Với đặc điểm công việc vất vả, đi lại nhiều và cần có sức khỏe tốt nên nghề tài xế chỉ phù hợp với nam giới là chủ yếu. Cũng có tài xế nữ ở mọi hạng xe, từ tài xế taxi, lái xe nâng đến lái xe tải, xe tải hạng nặng,…nhưng con số này là rất ít.

Nơi làm việc chủ yếu là trên xe

Nếu nhân viên công sở có địa chỉ làm việc là văn phòng thì tài xế lại luôn làm việc trên chiếc xe của mình và phải thường xuyên di chuyển. Đây là một trong những đặc điểm mà chỉ có những bác tài mới hiểu. Chính những khó khăn này khiến nhiều người không thể tiếp tục theo nghề dù yêu nó.

Là một loại hình dịch vụ đặc biệt

Nghề tài xế cũng được coi là một loại hình dịch vụ, phục vụ khách hàng di chuyển đến địa điểm được yêu cầu. Thời gian và địa điểm mà người tài xế phải di chuyển phụ thuộc vào khách hàng. Đôi khi, đó là chuyến đi gấp, người tài xế vừa phải tìm cung đường nhanh nhất nhưng vẫn phải di chuyển an toàn, do đó giờ giấc làm việc phải được chấp hành nghiêm túc và có phần áp lực.

Ngoài ra, người tài xế có thể là người điều khiển xe để chở hàng hoá. Ngoài việc lái xe thì bạn sẽ phải căn cho việc giao hàng đúng giờ, phụ giúp chủ hàng bốc, dỡ hàng,…

1.2 Người hành nghề lái xe cần có bằng cấp gì?

Không yêu cầu khắt khe về trình độ văn hoá như bằng cao đẳng, đại học giống ngành nghề khác, khi có nhu cầu hành nghề lái xe thì bạn chỉ cần sở hữu tấm bằng lái xe là được, cụ thể:

  • Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc có vào năm 1989.
  • Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh Có vào năm 1992.
  • Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.
  • Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg có vào năm 1994.
  • Bằng lái xe B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
  • Bằng lái xe C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
  • Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
  • Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.

Khi có bằng lái xe máy thì người tài xế được phép sử dụng xe máy được phép điều khiển theo quy định hạng bằng để hành nghề lái xe. Riêng với bằng ô tô thì người sở hữu tất cả các loại bằng nêu trên đều được sở hữu bằng lái xe. Nếu bạn đang sở hữu bằng lái xe B1 thì không được phép hành nghề lái xe (điều này được quy định theo hạng bằng)

Ngoài ra, hiện nay đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đều thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ vận tải. Do đó, khách hàng có thể yên tâm khi đặt các chuyến xe ở các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải.

2. Người không hành nghề lái xe là gì?

Người không hành nghề lái xe là gì? Người không hành nghề lái xe hiểu theo nghĩa đơn giản là việc bạn thi bằng lái nhưng không nhằm mục đích kiếm sống bằng nghề lái xe. Việc thi bằng chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng xe vào mục đích cá nhân, điều khiển xe gia đình để đi chơi, đi công tác, du lịch,…

Khong-hanh-nghe-lai-xe-chi-duoc-lai-xe-ca-nhan
Không hành nghề lái xe chỉ được lái xe cá nhân

Như vậy, nếu muốn lái xe máy thì chỉ cần thi loại bằng lái xe máy Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác, hay học lái xe B1 là được phép lái xe số tự động là có thể điều khiển ô tô gia đình. Đây cũng là hạng bằng lái ô tô mà nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì vừa học dễ vừa thi dễ.

Đến đây thì chắc hẳn bạn đã biết hành nghề lái xe là gì và đặc điểm cơ bản của nghề lái xe. Mong rằng nội dung trên đã giúp ích cho bạn đọc. Nếu có nhu cầu thi bằng lái xe các hạng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Tin tức khác:

> Thẻ học nghề quân đội học lái xe ô tô ở đâu?

> Bằng B1 có lái được xe kinh doanh dịch vụ không?

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *