Phân loại các loại bằng lái xe của Việt Nam hiện nay

1. Các loại bằng lái xe hiện hành tại Việt Nam

1.1 Các hạng bằng lái xe mô tô

Hiện nay ngoài bằng lái A1, A2 thông dụng thì vẫn lưu hành bằng A3, A4.

Cac-loai-giay-phep-lai-xe-hien-nay
Các loại giấy phép lái xe hiện nay

1. Bằng lái xe A1

Đây là loại bằng lái xe cơ bản và gần như 90% người trên 18 tuổi tại Việt Nam đang sở hữu, A1 là loại bằng lái dùng để lái phương tiện xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cc – 175cc.

Vậy tóm lại thì bằng lái xe a1 chạy được xe gì? Hầu hết các loại xe máy tại Việt Nam cho tới nay đang được sử dụng phổ biến như xe Vision, Wave, SH, Air Blade,… đều có dung tích dưới 175cc. Vì thế khi có bằng a1 thì bạn có thể điều khiển các loại xe này.

2. Bằng lái xe A2

Đây cũng là loại giấy phép lái xe sử dụng để lái phương tiện xe mô tô 2 bánh nhưng khác ở chỗ dung tích xi lanh  của xe là từ 175cc trở lên. Loại này cũng được phép sử dụng để lái tất cả các loại xe quy định của bằng lái xe A1.

Vậy bằng lái xe a2 chạy được xe gì? Hiện tại thì bằng a2 vẫn không giới hạn dung tích xi lanh của xe, do đó bạn có bằng A2 thì được phép điều khiển tất cả các loại xe máy hiện nay. Thông thường, người muốn chạy xe phân khối lớn sẽ chọn bằng A2 để thi nhằm phục vụ mục đích cá nhân của mình.

3. Bằng lái xe A3

Bằng lái xe A3 là loại giấy phép lái xe được cấp cho cá nhân sử dụng điều khiển xe mô tô loại xe 3 bánh như xe lam, xe xích lô và tất cả các loại xe quy định của bằng lái xe A1.

4. Bằng lái xe A4

Là loại giấy phép lái xe được sử dụng để điều khiển các loại xe máy kéo có tải trọng lên đến 1 tấn.

>> Tìm hiểu ngay: Bằng lái xe A1, A2, A3, A4 là gì? Chạy được những loại xe nào?

cac-loai-giay-phep-lai-xe-tai-viet-nam-hien-nay
Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam hiện nay

1.2 Các hạng bằng lái xe ô tô

5. Bằng lái xe B1

Bằng lái xe B1 được chia làm hai loại và có đặc điểm là đều không được sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Hạng B11: Là loại giấy phép lái xe dùng để điều khiển xe số tự động từ 4 – 9 chỗ ngồi ( tính cả chỗ ngồi của người lái xe ), xe tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500kg.

– Hạng B12: Là loại giấy phép lái xe dùng để điều kiển xe số sàn từ 4 – 9 chỗ ngồi ( tính cả chỗ ngồi của người lái xe ), xe tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.5000kg.

6. Bằng lái xe B2

Bằng lái xe B2 Là loại giấy phép phổ thông nhất trong các hạng bằng lái xe của ô tô, bằng có hiệu lực đối với người sử dụng lái xe ô tô số sàn từ 4 – 9 chỗ ngồi ( đã bao gồm cả người lái xe ), xe ô tô tải chuyên dùng có tải trọng thiết kế dưới 3.500kg. Loại này được phép lái xe tham gia kinh doanh và sử dụng được tất cả các loại xe quy định của hạng B1, do vậy độ phổ biến của nó là rộng nhất.

7. Bằng lái xe hạng C

Là giấy phép lái xe hạng nặng phổ thông nhất, dùng để điều khiển các loại xe ô tô có tải, ô tô chuyên dùng, máy kéo kéo một rơ mooc có tải trọng > 3.500kg và tất cả các loại xe quy định của hạng B1 và B2.

8. Bằng lái xe hạng D

Bằng lái xe hạng D theo quy định được phép điều khiển tất cả các loại xe quy định của hạng B, C và xe ô tô từ 10 – 30 chỗ ngồi ( Tính cả chỗ ngồi cho người lái xe ). Những loại xe này thường là những loại xe khách, xe dịch vụ du lịch,… Loại ngày chỉ được phép nâng hạng từ B2 trở lên để sở hữu.

9. Bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng E theo quy định được phép điều khiển tất cả các loại xe quy định của hạng D và xe ô tô trên 30 chỗ ngồi; máy kéo kéo một rơ mooc có tải trọng trên 3.500kg. Loại này chỉ được phép nâng hạng từ hạng C trở lên để sở hữu.

10. Bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe hạng F theo quy định được phép điều khiển tất cả các loại xe quy định của hạng E và xe ô tô trên 30 chỗ ngồi; máy kéo kéo một rơ mooc có tải trọng trên 750kg, sơ mi rơ mooc, ô tô khách nối toa. Loại này chỉ được phép nâng hạng từ hạng E trở lên để sở hữu.

11. Các loại giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE

a) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

b) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

c) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

d) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”

2. Cấp giấy phép lái xe cần những điều kiện gì?

2.1 Đáp ứng điều kiện đủ

Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu thì cần đáp ứng một số điều kiện như: độ tuổi, sức khỏe và bằng tốt nghiệp THPT,…

Cap-giay-phep-lai-xe-can-nhung-dieu-kien-gi
Cấp giấy phép lái xe cần những điều kiện gì

– Hồ sơ do người học lái xe nộp:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Hồ sơ do cơ sở đào tạo lái xe nộp:

  • Hồ sơ của người học lái xe;
  • Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Đối với người dự sát hạch nâng hạng Giấy phép lái xe lên hạng B1 số, B2, C, D, E và các hạng F

– Hồ sơ do người học nâng hạng Giấy phép lái xe nộp:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
  • Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).

– Hồ sơ do cơ sở đào tạo lái xe nộp:

  • Hồ sơ của người học nâng hạng Giấy phép lái xe;
  • Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe

3. Cần đổi giấy phép lái xe khi hết hạn, quá hạn

Thời hạn của tất cả các loại giấy phép lái xe

thoi-han-cua-cac-loai-giay-phep-lai-xe
Thời hạn của tất cả các loại giấy phép lái xe
  • Đối với hạng A1, A2, A3, A4: Độ tuổi học đều bắt đầu tối thiểu từ 18. Thời hạn bằng đều có hiệu lực “Không có thời hạn”
  • Đối với hạng B1, B2: Độ tuổi học là từ 18. Thời hạn của bằng lái xe B1 có hiệu lực đối với nam là 60 tuổi và 55 tuổi đối với nữ. Thời hạn của bằng lái xe B2 có hiệu lực “10 năm kể từ ngày cấp” – sau khi đến hạn thì cần lên Sở GTVT hoặc cơ quan có thẩm quyền để gia hạn thêm 10 năm tiếp theo.
  • Đối với hạng C: Độ tuổi học là từ 21. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng C chỉ hiệu lực “5 Năm” kể từ ngày cấp – sau khi đến hạn thì cần lên Sở GTVT hoặc cơ quan có thẩm quyền để gia hạn thêm 5 năm tiếp theo.
  • Đối với hạng D: Độ tuổi học là từ 24 tuổi. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng D chỉ hiệu lực “5 Năm” kể từ ngày cấp – sau khi đến hạn thì cần lên Sở GTVT hoặc cơ quan có thẩm quyền để gia hạn thêm 5 năm tiếp theo.
  • Đối với hạng E: Độ tuổi học là từ 27 tuổi. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng D chỉ hiệu lực “5 Năm” kể từ ngày cấp – sau khi đến hạn thì cần lên Sở GTVT hoặc cơ quan có thẩm quyền để gia hạn thêm 5 năm tiếp theo.
  • Đối với hạng F: Độ tuổi học là từ 30 tuổi. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng D chỉ hiệu lực “5 Năm” kể từ ngày cấp – sau khi đến hạn thì cần lên Sở GTVT hoặc cơ quan có thẩm quyền để gia hạn thêm 5 năm tiếp theo.

Đổi giấy phép lái xe khi hết hạn, quá hạn

Theo quy định tại khoản 2 điều 5 nghị định số 46/2012/TT-BGTVT thì người có giấy phép lái xe đang còn hạn hoặc hết hạn không quá 3 tháng, sẽ được xét đổi giấy phép lái xe. Như vậy nếu bạn có giấy phép lái xe bị hỏng, cũ rách, hoặc hết hạn nhưng không quá 3 tháng, sẽ được cấp đổi bằng lái xe nêu làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe.

Doi-giay-phep-lai-xe-khi-het-han-qua-han
Đổi giấy phép lái xe khi hết hạn, quá hạn

Còn nếu trường hợp bằng lái xe đã quá hạn trên 3 tháng, sẽ được áp dụng theo Khoản 1 điều 52 cùng nghị định. Cụ thể như sau:

  • Nếu quá hạn bằng lái từ 3 tháng đến 12 tháng kể từ ngày hết hạn, phải thi sát hạch lại lý thuyết
  • Nếu quá hạn từ 12 tháng trở lên, phải thi sát hạch lại cả thực hành và lý thuyết

Chưa hết, ngoài việc phải thi lại lý thuyết hoặc thực hành nếu chẳng may bạn không kịp đổi bằng lái xe trước khi hết hạn. Bạn còn phải nộp một khoản phạt tiền nếu để quá hạn bằng lái xe, theo quy đinh tại khoản 4, khoản 7 điều 21 Nghị định 171 năm 2013.

Ngày nay thủ tục đổi bằng lái xe hết hạn và còn hạn cũng đơn giản hơn rất nhiều khi nhiều Sở GTVT trên nhiều tỉnh thành cho phép nhận thủ tục đổi bằng trực tuyến. Tiết kiệm thời gian và công sức cho các tài xế hơn rất nhiều.
Bài viết trên đã sơ lược đầy đủ các loại bằng lái cơ bản đang được sử dụng hiện nay tại Việt Nam. Bạn đọc có nhu cầu học một trong số các bằng lái trên có thể tham khảo đăng ký tại một số trung tâm uy tín. Mong bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích.
Tin tức khác:
Đánh giá

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *