Bằng C lái được những loại xe gì? Chạy được xe mấy chỗ?

1. Bằng C chạy được xe mấy chỗ?

Đáp: Bằng C lái được các loại xe theo quy định của Thông tư 07/2009/TTTT-BGTVT, điều 21 cự thể như sau: Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Chạy được ô tô chở người đến 9 chỗ (tính cả chỗ ngồi của người lái), bao gồm cả số sàn và số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ – 4 chỗ – 7 chỗ – xe 9 chỗ.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép hạng B1, B2.
hoc-lai-xe-hang-c
Bằng C lái được xe gì?

2. Vậy bằng C chạy được các loại xe như sau

– Chạy được ô tô chở người đến 9 chỗ (tính cả chỗ ngồi của người lái), bao gồm cả số sàn và số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ – 4 chỗ – 7 chỗ – xe 9 chỗ.

– Chạy được ô tô tải có trọng tải trên 3,5T (cả ô tô tải chuyên dùng) – tính khối lượng hàng hoá tối đa mà xe được thiết kế có thể chở được theo thông số kĩ thuật của thùng, thành, độ cứng của sàn cũng như khả năng chịu tải của động cơ. Không liên quan tới trọng lượng của xe.

Và hạng C là kế thừa của hạng A4 (chở 1 thùng kéo dưới 1000kg), người có bằng C được điều khiển máy kéo kéo 01 thùng trên 3500kg.

– Được phép tham gia vận tải kinh doanh và không kinh doanh.

– Chạy được tất cả các loại xe quy định của hạng B1 và hạng B2.

3. Sự khác biệt các xe được điều khiển giữa bằng C và B1, B2

Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa bằng xe C và bằng B1, B2 chính là về tải trọng được phép điều khiển. Phương tiện của giấy phép lái xe ô tô hạng C được lái xe ô tô tải hàng hóa có tải trọng >3.500kg trong khi đó bằng B2, B1 chỉ được điều khiển xe <3.500kg.

Vì vậy người học bằng lái xe cần xác định được loại xe mình cần lái, nếu chỉ chở người thông thường thì chỉ cần học bằng B1 hoặc B2. Còn nếu muốn lái xe có trọng tải lớn hơn thì cần phải học bằng lái hạng C. Đó là lý do tại sao bằng xe C còn được nhiều người gọi với tên “bằng lái xe tải”, có giấy phép lái xe này tài xế được điều khiển tất cả các phương tiện được quy định ở giấy phép lái xe hạng B2. Tức bằng xe C được xem như có hạng cao hơn so với bằng B2 và B1.

4. Điều kiện để học và thi bằng C

Tương tự bằng b1 và b2, học viên muốn đăng ký thi bằng C cũng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản.

Dieu-kien-de-hoc-va-thi-bang-C
Điều kiện để học và thi bằng C

1. Về sức khỏe:

– Phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm, cơ thể bình thường.

– Không bị dị tật, thừa hoặc thiếu các phần của các chi, thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân, bị teo cơ, có tiền sử mắc bệnh động kinh, có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly… đều không được phép tham gia các khóa học và thi GPLX hạng C.

– Phải có giấy khám sức khỏe do bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa, được cấp trong 3 tháng gần nhất và phải đúng mẫu quy định.

2. Độ tuổi và học vấn:

– Đủ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày dự thi sát hạch).

– Phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.

* Nếu bạn đã có GPLX hạng B2 thì học nâng dấu lên hạng C và điều kiện để được nâng dấu đó là:

Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc nâng dấu: Hạng B2 lên C thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên và phải có đủ sức khoẻ theo quy định.

5. Chi phí học bằng lái xe hạng C

Chi phí học bằng C thường cao hơn so với bằng B1 và B2, rơi vào mức 8-10 triệu đồng. Nguyên nhân thường do phương tiện dùng để học lái có chi phí thuê cao hơn, mức độ phổ biến của các loại xe này cũng không bằng ô tô con thông thường. Khi điều khiển xe có trọng tải lớn cần phải nâng cao mức độ đảm bảo an toàn hơn.Trong quá trình học lái xe cũng cần thời gian dài hơn bằng B1 hay B2.

Để có được tấm bằng lái xe ô tô hạng C, học viên cần trải qua một khoá học tối thiểu là 5 tháng. Sau khi học lý thuyết và thực hành, học viên sẽ tham gia kỳ thi sát hạch để lấy bằng lái xe. Tấm bằng lái này cũng sẽ có thời hạn sử dụng, cụ thể là 5 năm kể từ ngày cấp. Sau thời gian này thì chủ sở hữu phải đi gia hạn lại bằng. Lưu ý gia hạn sớm để không phải thi lại thực hành hay lý thuyết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bằng lái xe hạng C, bằng C chạy được những loại xe gì,… Nắm được cụ thể từng thông tin liên quan đến hạng bằng sẽ giúp bạn lựa chọn khoá học phù hợp. Mong bài viết trên đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

>> Xem ngay khoá học lái xe tải hạng C đang được khuyến mãi giảm 50%HP.

Đánh giá

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *