Để tham gia giao thông hợp lệ, trước tiên chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và mang xe đến cơ quan đăng kiểm. Tem kiểm định và giấy chứng nhận chỉ được cấp phát cho những chiếc xe hợp lệ, vượt qua quá trình kiểm tra giám sát. Vậy có những lỗi bị từ chối đăng kiểm xe ô tô nào mà chủ xe cần lưu ý để tránh mắc phải? Cùng Thái Việt tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!
1. Vì sao cần đăng kiểm xe ô tô?
Đăng kiểm xe ô tô là quy định bắt buộc của Bộ Giao thông Vận tải dành cho tất cả các phương tiện trước khi tham gia giao thông. Việc kiểm định chất lượng phương tiện này mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe cũng như những người tham gia giao thông khác như:
- Đảm bảo an toàn kỹ thuật cho phương tiện, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người.
- Kiểm soát khí thải từ xe ô tô, đảm bảo xe đạt tiêu chuẩn khí thải quốc gia, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Giúp tài xế tránh bị xử phạt theo quy định của pháp luật khi xe chưa được đăng kiểm.
- Mang đến sự an tâm và tự tin cho tài xế khi điều khiển phương tiện.
2. Các lỗi bị từ chối đăng kiểm xe ô tô
2.1. Xe không có đủ giấy tờ theo quy định
Để quá trình đăng kiểm được diễn ra, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để cơ quan đăng kiểm kiểm tra và xác nhận. Cụ thể hồ sơ cần có như sau:
- Hộ khẩu photo của chủ xe , mang theo bản chính để đối chiếu.
- Bản chính tờ khai về đăng ký xe theo mẫu.
- Bản gốc giấy tờ xe.
- Cà số máy, số khung, tờ khai thuế trước bạ theo mẫu.
- Bản chính bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.
- Bản chính giấy đăng ký xe.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe ô tô: Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản sao đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bản chính đối với xe mới cải tạo;
- Các xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình cần cung cấp thêm các thông tin: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, website quản lý thiết bị giám sát hành trình .
2.2. Thay đổi hệ thống đèn xe
Việc thay đổi hệ thống chiếu sáng của xe so với thiết kế của nhà sản xuất cũng khiến xe bị từ chối đăng kiểm. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, tại Khoản 2, Điều 55, tài xế sẽ bị xử phạt 1.000.000 đồng nếu lưu thông trên đường với hệ thống đèn mắc các sai phạm như độ chế, lắp các loại đèn có công suất quá lớn so với quy định,…
Với hệ thống đèn xe có công suất chiếu sáng thấp, tài xế sẽ gặp khó khăn khi di chuyển vào ban đêm. Tuy nhiên hệ thống đèn có công suất quá lớn khiến người đối diện bị ảnh hưởng, dễ gây ra tai nạn giao thông.
2.3. Xe sử dụng mâm vỏ không đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất
Việc sử dụng mâm xe ô tô không đúng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường của bánh xe, khả năng phanh xe, hệ thống treo cũng như khả năng điều hướng xe. Ngoài ra, mâm vỏ không đúng còn có thể tăng tải trọng lên các bộ phận khác, giảm độ bền của xe. Chính vì vậy mà đây cũng một trong số những lỗi khiến xe ô tô bị từ chối đăng kiểm.
2.4. Chủ xe chưa hoàn thành đóng phạt nguội
Đóng phạt nguội là nghĩa vụ của người tham gia giao thông khi vi phạm luật. Chủ xe cần hoàn thành hết các nghĩa vụ về đóng phạt trước khi mang xe đến trung tâm đăng kiểm. Ngoài ra, chủ xe còn có thể tra cứu hay đóng phạt online trên các website chính thống của trung tâm đăng kiểm.
Chủ xe phải hoàn thành nghĩa vụ đóng phạt nguội trước khi đăng kiểm
2.5. Xe đã được dán decal toàn xe
Xe ô tô được chủ dán decal toàn bộ xe ô tô sẽ không được đăng kiểm nếu:
- Decal làm thay đổi màu sơn toàn bộ xe so với màu sơn được khai báo trong Giấy đăng ký xe.
- Decal dán ở các vị trí che khuất thông tin quan trọng trên xe như logo, số khung, số máy, biển số xe,…
- Decal có nội dung phản cảm hoặc trái với pháp luật.
- Decal được dán có hình ảnh quảng cáo quá lớn hoặc decal che khuất tầm nhìn của người lái xe.
2.6. Lắp thêm ghế ngồi trên xe
Việc lắp thêm ghế ngồi vượt quá số ghế quy định của xe sẽ bị trung tâm đăng kiểm từ chối cấp tem và giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, khi chủ xe lắp thêm ghế ngồi không đúng vị trí hay không đúng quy cách, không có dây đai an toàn, trường hợp này ghế ngồi có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng hay cản trở tầm nhìn cũng sẽ không được đăng kiểm.
2.7. Thay đổi kết cấu xe hoặc kết cấu xe không đảm bảo
Trong trường hợp chủ xe thay đổi kết cấu xe quá nhiều hoặc quá khác biệt so với thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị từ chối đăng kiểm. Một số thay đổi sẽ không được cơ quan đăng kiểm chấp nhận như:
- Gia tăng kích thước thùng chở hàng vượt thông số tiêu chuẩn của xe.
- Thay đổi body kit của xe.
- Thay đổi kích thước tổng thể của xe.
Đồng thời, khi cơ quan đăng kiểm nhận thấy kết cấu của xe không chắc chắn, không đảm bảo an toàn thì xe cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Những hệ thống quan trọng ảnh hưởng đến sự an toàn khi lái xe như: hệ thống phanh, hệ thống lái, khung gầm xe, hệ thống treo, động cơ,… nếu không đảm bảo hoạt động tốt sẽ cần được sửa chữa trước khi mang đi đăng kiểm.
Ngoài ra, có một số sự thay đổi và nâng cấp xe ô tô vẫn được cơ quan đăng kiểm chấp nhận là: lắp thêm các hệ thống camera lùi, camera hành trình, cảm biến, loa bên trong xe, thay màn hình nguyên bản sang màn hình ô tô thông minh, thay đổi đèn từ đèn nguyên bản sang các loại đèn khác nhưng vẫn đảm bảo cường độ chiếu sáng đúng quy định,…
2.8. Xe không đảm bảo yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các loại xe kinh doanh vận tải như chở người, chở hàng bằng ô tô và xe container đều phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Nếu xe ô tô chưa được lắp hoặc thiết bị giám sát hành trình bị hư hỏng, không hoạt động thì cơ quan đăng kiểm sẽ từ chối cấp tem và giấy chứng nhận cho chủ xe.
2.9. Chủ xe lắp thêm các loại cản có kích thước vượt quy định: Trước, sau, giá nóc
Việc chủ xe lắp thêm cản có kích thước vượt quá quy định sẽ che khuất tầm nhìn của tài xế dẫn đến nguy hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, hành vi này còn có thể ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của xe, gây cản trở các hệ thống như phanh xe, hệ thống treo hay khả năng điều hướng xe.
Chủ xe có thể lắp cản với kích thước tăng thêm không quá 4cm cho các chiều xe. Tuy nhiên, cản bằng kim loại có trọng lượng nặng, vẫn khiến ô tô bị từ chối khi mang đi đăng kiểm.
Xe sẽ bị từ chối đăng kiểm nếu gắn các loại cản có kích thước vượt quá 4cm so với kích thước xe ban đầu
3. Quy trình kiểm định xe tại trung tâm đăng kiểm
Sau khi chủ xe đã hoàn thành hồ sơ cũng như các loại lệ phí đăng kiểm, xe sẽ được nhân viên tại trung tâm đưa vào khu vực kiểm tra và tiến hành kiểm định theo 5 bước sau:
- Kiểm tra tổng quát xe: kiểm tra ngoại thất, nội thất, động cơ, hộp số,…
- Kiểm tra phần trên của xe: hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái,…
- Kiểm tra khả năng trượt ngang bánh xe dẫn hướng và hệ thống phanh xe.
- Kiểm tra nồng độ khí thải và tiếng ồn mà xe tạo ra.
- Kiểm tra phần dưới của xe: kiểm tra khung xe, gầm xe, hệ thống truyền động,…
Bài viết đã tổng hợp 9 lỗi bị từ chối đăng kiểm xe ô tô mà các chủ xe thường mắc phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích và giúp bạn tránh mắc phải các lỗi để quá trình đăng kiểm xe diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
Tin liên quan:
- Thời hạn đăng kiểm xe ô tô của từng loại xe theo quy định
- Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô cho lái mới
- Thủ tục đăng kiểm xe ô tô lần 2 được quy định như nào?
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: