Kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô là bạn cần nắm rõ quy trình kiểm định xe để có sự chuẩn bị và sắp xếp thời gian một cách tốt nhất. Đặc biệt là những lái xe mới chưa đi đăng kiểm lần nào. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô chi tiết nhất.
1. Đăng kiểm xe ô tô là gì?
Đăng kiểm xe ô tô là 1 quy định bắt buộc và định kỳ với tất các phương tiện giao thông. Đây là 1 quy trình nhằm trình báo chiếc xe với cơ quan chức năng.
Đây là 1 bài kiểm tra toàn diện tình trạng chiếc ô tô của bạn. Liệu nó có đủ tiêu chuẩn/ đảm bảo an toàn giao thông hay không. Nếu đạt xe bạn sẽ được cấp phép di chuyển trên đường.
Nếu không đạt, bạn phải tiến hàng bảo trì, bảo dưỡng xe rồi đăng kiểm lại. Trường hợp này thường xảy ra ở những chiếc ô tô mua lại, hoặc những lần đăng kiểm định kỳ.
2. Tại sao phải đăng kiểm xe ô tô?
Quy trình này sẽ lặp lại định kỳ với ô tô từ 4 – 9 chỗ như sau:
- 18 tháng/ 1 lần trong 7 năm sau ngày sản xuất.
- 12 tháng/ 1 lần với xe sản xuất từ 7 đến 12 năm.
- 6 tháng/ 1 lần với xe sản xuất trên 12 năm.
Thời hạn đăng kiểm xe ô tô là thời gian tối đa để cơ quan chức năng kiểm tra lại chất lượng xe. Quy trình này bao gồm tất cả tiêu chuẩn an toàn, thắng, mức độ khí thải,… Do đó mỗi lần đăng kiểm bạn cần phải kiểm tra, bảo trì xe thật tốt. Việc này giúp bạn không bị mất thời gian và tiền bạc cho mỗi lần đăng kiểm. Chính vì vậy bạn không thể bỏ qua các kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô dưới đây.
3. Kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô cũ và mới
Với lượng xe ô tô đi đăng kiểm rất lớn như hiện nay, chủ xe cần nắm rõ được một số kinh nghiệm đi đăng kiểm xe ô tô dưới đây để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Đây là những bí quyết cực hữu ích giúp cho chủ xe chủ động hơn và quá trình đưa xế cưng đi đăng kiểm sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
3.1 Nắm bắt rõ quy trình đăng kiểm xe ô tô
Việc hiểu rõ quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ giúp cho chủ xe biết được việc mình cần làm bao gồm những gì, từ đó sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn, giảm thiểu sự hoang mang khi phải loay hoay với quá nhiều thủ tục.
Theo quy định, thông thường quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ gồm các bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự (có thể mua bảo hiểm tại quầy), viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Mọi thủ tục liên quan đến quy trình đăng kiểm xe ô tô được thực hiện ở các trạm đăng kiểm do Bộ Giao Thông vận tải cấp phép.
- Bước 2: Kiểm tra xe: Trong trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau.
- Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
- Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.
Trong đó, hồ sơ đăng kiểm xe ô tô sẽ bảo gồm CMND/CCCD, Hộ khẩu, Tờ khai quy định, Giấy tờ gốc của xe, Đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định và bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn thời gian….
Phí đăng kiểm theo quy định của Thông tư 133/2014/TT-BTC cho từng loại xe ô tô. Ngoài phí đăng kiểm, chủ xe còn phải đóng phí bảo trì đường bộ theo quy định của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP.
3.2 Đưa xe đi kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng trước khi đi đăng kiểm
Vì quy trình kiểm tra xe của cơ quan kiểm định sẽ trải qua 5 công đoạn với tổng cộng 56 hạng mục. Chính vì vậy, để chủ động hơn và tiết kiệm thời gian, trước khi đưa xe ô tô đi đăng kiểm, chủ xe nên đưa xế cưng đi bảo dưỡng.
Đối với xe mới mua, công đoạn bảo dưỡng sẽ không cần quá phải tỉ mỉ. Tuy nhiên, chủ xe đặc biệt cần lưu ý đến chi tiết sau:
- Kiểm tra lại độ chắc chắn của biển số xe và lau sạch sẽ biển số trước và sau.
- Vệ sinh số máy và xác định vị trí của số khung xe.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
Đối với xe cũ đã qua sử dụng, việc kiểm tra và bảo dưỡng xe phải được diễn ra cẩn thận tại các gara uy tín. Theo đó, xe ô tô cần được kiểm tra:
- Kiểm tra khoang động cơ, nước làm mát động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực lái…
- Kiểm tra lốp xe, đặc biệt chú trọng đến áp suất lốp
- Kiểm tra hệ thống điện, đèn xe, còi xe, phanh xe…
- Kiểm tra hoạt động của cần gạt nước, chốt cửa
- Kiểm tra hoạt động của bảng taplo…
- Kiểm tra dây an toàn
3.3 Lựa chọn thời gian đi đăng kiểm thích hợp
Để không phải mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ đợi vì lượng xe đi đăng kiểm quá đông, chủ xe không nên đi đăng kiểm vào ngày đầu tuần, cuối tuần hay trước kỳ nghỉ lễ. Hãy cố gắng thu xếp mang xe đi đăng kiểm vào các ngày trong tuần để tiết kiệm được thời gian chờ đợi.
Không những vậy, hãy chủ động gọi điện đến các trạm đăng kiểm để đặt lịch trước, như vậy khi mang xe đến đúng giờ hẹn, chủ xe sẽ có thể tiến hành nộp hồ sơ và kiểm tra xe nhanh hơn mà không cần phải chờ đợi quá lâu. Hoặc nếu không biết số điện thoại của trạm đăng kiểm, chủ xe có thể gọi đến tổng đài 1080 để nhận sự trợ giúp.
Ngoài ra, khi gọi điện đặt lịch đăng kiểm xe ô tô, đừng quên hỏi người tư vấn về các loại giấy tờ cần mang theo để chủ động hơn trong mọi tình huống phát sinh.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn không còn băn khoăn hay lo lắng về việc đăng kiểm xe nữa.
Xem thêm: Thủ tục hồ sơ và chi phí đăng kiểm xe ô tô lần 2 bao gồm những gì?
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
- Hotline: 1900 0329
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: