Tìm hiểu về xe ô tô là gì? Cấu tạo xe ô tô như nào?

Xe ô tô là một phương tiện giao thông phổ biến hiện nay nhờ các lợi ích tuyệt vời của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về lịch sử ra đời của loại xe này cũng như cấu tạo của chúng. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về xe ô tô và cấu tạo của xe ô tô.

1. Tìm hiểu về xe ô tô là gì và lịch sử về ô tô?

Xe ô tô hay còn có cách gọi khác là xe hơi là loại phương tiện di chuyển nhanh chóng tùy vào tốc độ, công suất của các dòng xe. Sử dụng nhiên liệu đốt trong, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới có ba bánh.

Thời điểm đánh dấu ô tô bắt đầu được chú ý đưa vào sản xuất hàng loạt thành phương tiện di chuyển là năm 1892 tại Chicago. Ở đây người ta chứng kiến một chiếc xe ôtô có 4 bánh, hệ thống đánh lửa bằng điện, bộ bơm dầu tự động, đạt vận tốc khoảng 20 km/h.

Tuy Đức là đất nước đầu tiên đưa ô tô vào sản xuất hàng loạt nhưng Mỹ mới là nơi chứng kiến công nghiệp xe hơi lên ngôi. Cuối cùng Mỹ tạo dựng 3 hãng lớn nhất là Ford, General Motor và Chrysler.

Chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới
Chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới

2. Tìm hiểu về xe ô tô được cấu thành từ mấy bộ phận?

Cấu tạo ô tô sẽ bao gồm 4 thành phần cơ bản: động cơ xe, hệ thống khung gầm, hệ thống điện và một số chi tiết khác trong khoang cabin. Nắm rõ các bộ phận trên xe ô tô giúp người dùng vận hành và bảo dưỡng xe một cách hiệu quả.

  • Động cơ xe: Đóng vai trò duy trì động lực cho toàn bộ hệ thống vận hành.
  • Hệ thống khung gầm: Là tổng thể bao gồm hệ thống lái, phanh xe, truyền lực, khung, vỏ xe, vành và bánh lốp. 
  • Hệ thống điện: Mặc dù chỉ chiếm 20% khối lượng trên xe ô tô nhưng lại giữ chức năng kết nối giữa các hệ thống cung cấp điện, đánh lửa, khởi động, tín hiệu, chiếu sáng, lưu trữ và xử lý thông tin,…
  • Các bộ phận trong khoang cabin: Là khu vực lắp đặt nội thất xe nên góp phần tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. 

Mỗi bộ phận đều có chức năng hoạt động riêng, nhưng liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một tổng thể xe hoàn chỉnh.

3. Tìm hiểu về các bộ phận của xe ô tô và chức năng chi tiết.

3.1. Động cơ ô tô

Động cơ ô tô được xem là bộ phận giúp chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau thành cơ năng. Nguồn năng lượng cơ học có nhiệm vụ cung cấp công suất, mô-men xoắn đến các bánh xe, nhờ đó mà ô tô có thể di chuyển. Tùy vào thiết kế của từng loại phương tiện, mà động cơ có thể đặt ở trước, ở giữa hoặc thậm chí phía sau xe. 

Các bộ phận của động cơ ô tô bao gồm nhiều chi tiết phức tạp, nhưng chúng sẽ gồm các thành phần cơ bản như bugi, hệ thống van nạp và xả, piston, thanh truyền, trục khuỷu,…

Theo nguyên liệu sử dụng thì động cơ ô tô được chia thành 3 loại chính sau:

  • Động cơ hơi nước: Là loại động cơ sử dụng nhiệt năng của hơi nước để chuyển hóa thành công năng. Động cơ này được sử dụng cho máy bơm, tàu thủy, xe máy cày và một số loại xe cơ giới khác. Tuy nhiên, động cơ hơi nước không được sử dụng phổ biến trên các dòng xe ô tô vì thời gian khởi động lâu, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển nhanh chóng. 
  • Động cơ đốt trong: Là động cơ cung cấp năng lượng từ sự giãn nở của khí hydrocacbon được tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu (xăng hoặc dầu diesel). 
  • Động cơ điện: Là động cơ hoạt động dựa trên cảm ứng điện từ, sử dụng năng lượng điện năng chuyển đổi thành cơ năng. Do đó động cơ điện thân thiện hơn với môi trường.
Cấu tạo động cơ ô tô
Cấu tạo động cơ ô tô

3.2. Hệ thống khung gầm

Cấu tạo khung gầm ô tô góp phần quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe, giúp xe có kết cấu chắc chắn và an toàn khi di chuyển trên mọi địa hình. Hệ thống khung gầm bao gồm nhiều hệ thống với các nhiệm vụ khác nhau:

– Hệ thống phanh xe

Hệ thống phanh xe hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, có tác dụng giảm tốc hoặc dừng xe theo mong muốn của người lái. Hệ thống phanh xe là tổng thể hoàn chỉnh, bao gồm nhiều chi tiết như: Xi lanh chính và bộ trợ lực, phanh đĩa, má phanh, bàn đạp phanh,… Thông thường hệ thống phanh xe được chia thành 4 loại phổ biến:

  • Phanh đĩa: Thường được gắn vào bánh trước của xe và hoạt động theo nguyên lý ma sát, giúp xe dừng đỗ hoặc giảm tốc hiệu quả. 
  • Phanh tang trống: Thiết bị này hoạt động khi bàn đạp phanh được kích hoạt, áp suất thủy lực ép xuống và tạo ra ma sát để giảm tốc và dừng xe.
  • Phanh khẩn cấp: Hệ thống phanh thứ cấp, tạo ra lực cơ học lên bánh xe. Phanh giữ xe đứng yên trong các tình huống khẩn cấp. 
  • Chống bó cứng phanh (ABS): Hầu như được trang bị cho các dòng ô tô đời mới. Khi phanh đột ngột, ABS sẽ ngăn bánh xe bị bó cứng, giữ lốp xe khỏi trơn trượt.

– Hệ thống truyền lực 

Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ truyền mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Các thành phần chính trong hệ thống truyền lực bao gồm hộp số, truyền động các đăng, bộ truyền lực chính và bộ vi sai, các bán trục. Hiện nay, hệ thống này được chia thành 3 loại chính:

  • Hệ thống truyền lực FF: Hệ thống này với động cơ được đặt ở bên dưới nắp capo, kết hợp với 2 bánh trước dẫn động nhằm hỗ trợ để người lái xử lý tình huống nhanh hơn khi xe buộc phải cua gấp hay di chuyển trên địa hình trơn trượt. 
  • Hệ thống truyền lực FR: Hệ thống với động cơ vẫn được đặt ở đầu xe, tuy nhiên khác biệt ở chỗ lực sẽ được dồn về hai bánh sau nhờ động lực từ trục các đăng. Do đó, động cơ trong hệ thống FR sẽ được làm mát nhanh hơn.
  • Hệ thống truyền lực 4WD: Hệ thống cần tối thiểu 3 bộ vi sai ở cầu trước, cầu sau và giữa xe thì mới đảm bảo vận hành hoàn chỉnh. 
Hệ thống khung gầm
Hệ thống khung gầm

– Hệ thống lái

Hệ thống lái xe ô tô có vai trò điều khiển hướng di chuyển của xe theo nhu cầu của người lái. Hệ thống này bao gồm thành phần như dẫn động lái, cơ cấu lái, trợ lực lái,… Thông thường, hệ thống lái được chia làm 4 loại chính:

  • Hệ thống lái trợ lực thủy lực HPS: Hệ thống lái giúp giảm thiểu quá trình tiêu hao năng lượng, tránh tình trạng va chạm giữa bánh xe lên vô lăng. 
  • Hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử (EHPS): Sử dụng động cơ điện, trợ lực dựa vào lực cản từ mặt đường. 
  • Hệ thống lái chủ động AFS: Thường được thiết kế cho các dòng xe cao cấp, nối vô lăng với cơ cấu lái. AFS sẽ kết hợp với hệ thống trợ lực để tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh cho xe ô tô. 
  • Hệ thống Steer by wire: Bao gồm hai phần độc lập và tích hợp, có tác dụng tạo ra trợ lực cho người lái.

– Hệ thống treo

Hệ thống treo có tác dụng nâng đỡ động cơ và toàn bộ thân xe, hỗ trợ truyền lực và mô-men từ bánh lên khung hoặc vỏ xe đảm bảo xe chuyển động êm ái. Toàn bộ hệ thống treo sẽ bao gồm 3 bộ phận chính: đàn hồi, dẫn hướng và giảm chấn. Hệ thống treo thường sẽ chia làm 2 loại chính:

  • Hệ thống treo độc lập: Hệ thống bao gồm các bánh xe được gắn với thân xe một cách độc lập, do đó quá trình chuyển động của bánh xe được chuyển động riêng lẻ và linh động hơn.
  • Hệ thống treo phụ thuộc: Có cấu tạo đơn giản, ít linh kiện, thường được sử dụng cho xe tải, xe bán tải và các mẫu xe SUV tại Việt Nam.

– Hệ thống thân vỏ 

Trong cấu tạo ô tô, hệ thống thân vỏ hay còn gọi là khung xe, giúp nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe. Ngoài ra, phần khung đơn gồm các chi tiết ở vỏ xe như cánh cửa, phần đuôi xe, nắp capo hay các gờ chắn để tạo thành khối hoàn chỉnh. Hệ thống thân vỏ có thể chia làm 2 loại:

  • Khung gầm rời (body-on-frame): thân xe được lắp đặt trên một khung gầm riêng biệt.
  • Khung gầm liền khối (unibody): thân xe và khung gầm bên dưới liền nhau tạo thành một khối thống nhất.

3.3. Hệ thống điện xe ô tô

Điện ô tô là thành phần đóng vai trò ngày càng quan trọng cấu tạo cơ bản của ô tô. Tuy rằng nó chiếm rất ít diện tích so với toàn bộ xe nhưng ngày càng được nâng cấp và tích hợp nhiều chức năng hiện đại. Tổng quan hệ thống điện ô tô sẽ bao gồm các phần chính:

  • Hệ thống khởi động sẽ làm quay trục khuỷu, truyền qua vành răng để kích hoạt động cơ đốt trong.
  • Hệ thống nạp điện tạo ra nguồn điện cho quá trình nổ máy, cung cấp điện cho ắc quy và các thiết bị khác trên xe. 
  • Hệ thống điều khiển động cơ ECU hoạt động với vai trò tiếp nhận, xử lý thông tin đầu vào và truyền lệnh để điều khiển thiết bị.
  • Hệ thống tín hiệu, chiếu sáng và thông báo. 
  • Hệ thống phụ trợ.
  • Hệ thống lái và phanh xe như đã phân tích ở trên.
Hệ thống điện xe ô tô
Hệ thống điện xe ô tô

Ngoài ra, hệ thống điện trong cấu tạo ô tô còn tham gia điều khiển thiết bị chống trộm và mã hóa, điều khiển bộ điều hòa không khí, định vị trí toàn cầu GPS,…

3.4. Các bộ phận trong khoang cabin

Nội thất hay khoang cabin ô tô là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá trị chiếc xe. Không chỉ mang yếu tố về thẩm mỹ, đây còn là bộ phận mang lại trải nghiệm trực tiếp cho người dùng. Nội thất xe ô tô bao gồm:

  • Hệ thống cách âm bên trong xe
  • Ghế ngồi
  • Dây thắt và túi khí để đảm bảo an toàn
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Các vị trí chứa đồ dùng cá nhân,…

4. Tìm hiểu về xe ô tô hiện nay có các dòng nào?

4.1. Sedan

Đây là dòng xe phổ biến nhất thế giới ngày nay. Sedan là loại xe có 4 cửa, có 4 chỗ ngồi hoặc hơn với thiết kế trần xe kéo dài từ trước ra sau, có lên xuống cân đối tạo ra vùng cốp xe ở phía sau để chở hành lý, với cách mở cốp hắt lên.

Dòng xe Sedan phổ biến nhất hiện nay.
Dòng xe Sedan phổ biến nhất hiện nay.

Ở Việt Nam, dòng sedan cơ bản và phổ biến bao gồm những mẫu xe như Kia Cerato, Rio, Hyundai Sonata, Toyota Altis, Camry, Mercedes S-class…

4.2. Hatchback

Hatchback là dòng xe thường cỡ nhỏ hoặc trung, dùng cho cá nhân hay gia đình có thêm nhu cầu chở nhiều hành lý với thiết kế phần đuôi xe không kéo dài thành cốp như sedan mà cắt thẳng ở hàng ghế sau, tạo thành một cửa mới, có khả năng gập xuống tạo không gian lớn xếp đồ.

Một số mẫu hatchback cực kỳ phổ biến trong nước có thể kể đến như Kia Morning, Hyundai Grand I10, Chevrolet Spark, Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mercedes A-class… đa số đều có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của phái nữ, đồng thời giúp xe linh hoạt hơn trong điều kiện giao thông giờ cao điểm.

4.3. SUV và Crossover

Về bản chất, SUV tức Sport Utility Vehicle – dòng xe thể thao đa dụng, với đặc trưng rất dễ nhận biết, đó là gầm cao, hệ dẫn động 4 bánh. Dòng xe này thường có thiết kế nam tính, đường nét đơn giản, vuông vức, to lớn, phù hợp cho việc di chuyển đường dài hơn là sử dụng chạy nội thành.

Trong khi đó, Crossover là đứa con lai giữa 1 chiếc SUV đúng nghĩa và xe đô thị (thường là các mẫu Sedan). 1 chiếc Crossover được thừa hưởng gầm cao như SUV nhưng thiết kế rất phức tạp, màu mè hơn.

Các dòng xe ô tô phổ biến hiện nay.
Các dòng xe ô tô phổ biến hiện nay.

4.4. Bán tải (Pick-up)

Dòng xe bán tải hay pick-up không được xếp vào “car” ở thị trường Mỹ. Tức ám chỉ những dòng xe không nghiêng về sử dụng chở hành khách như sedan, hatchback hay crossover.

Thực tế, pick-up thường có 2 hoặc 4 cửa, cách cấu tạo tương tự SUV nhưng có thùng phía sau chở hàng, ngăn cách riêng với khoang hành khách khiến nó trở nên đa dụng và phù hợp với nhu cầu kinh doanh kết hợp vận tải hàng hóa.

Ở Việt Nam, phân khúc xe bán tải ngày càng thịnh hành nhờ ưu điểm đa dụng, kiểu dáng thanh lịch như một chiếc sedan lại chở được nhiều đồ cùng mức thuế phí rẻ hơn. Những mẫu xe nổi bật như Ford Ranger, Mazda BT-50, Toyota Hilux…

4.5. Minivan hay MPV

Minivan hay MPV (Multi-Purpse Vehicle) xe đa dụng là mẫu xe thường sử dụng cho gia đình, có khả năng linh động chuyển đổi giữa chở người và chở hàng hóa. MPV thường có gầm cao hơn sedan nhưng thấp hơn crossover hay SUV.

Chiếc MPV bán chạy nhất thị trường Việt là Toyota Innova, thường được mua nhiều bởi các tổ chức, cơ quan để chuyên chở nhân viên hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách. Ngoài ra một số mẫu MPV khác rất phổ biến với nhu cầu kinh doanh Grab/Uber hiện nay như Kia Rondo, Suzuki Ertiga.

Trải qua hành trình phát triển, con người sáng tạo ra các kiểu dáng xe để phù hợp với nhu cầu cũng như địa hình, đường xá, giao thông. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về xe ô tô là gì và cấu tạo như thế nào nhé. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Đánh giá

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *