Côn xe ô tô có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng đúng cách

Trong quá trình sử dụng xe ô tô, khá nhiều người gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và sử dụng côn xe ô tô. Tuy nhiên đây là bộ phận tương đối quan trọng với những thao tác lái xe của bạn. Cùng tìm hiểu một số thông tin về côn xe và cách sử dụng côn xe hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Côn xe ô tô là gì?

Côn xe ô tô hay còn được biết đến với cái tên khác đó là bộ ly hợp của xe. Đây là bộ phận quan trọng có tác dụng kết nối bánh xe với cầu chủ động và các động cơ trong hộp số. Đồng thời kiểm soát việc đóng ngắt kết nối giữa bánh xe và động cơ bằng nguyên lý tách hoặc hợp.

hình ảnh bộ hợp ly
Côn xe ô tô hay còn được biết đến với cái tên khác đó là bộ ly hợp của xe

1.1 Cấu tạo của côn xe ô tô

Côn xe ô tô bao gồm 4 bộ phận là vòng bi cắt ly hợp, nắp ly hợp, xy lanh cắt ly hợp  và đĩa ly hợp.

Khi người lái tiến hành đạp côn xe, thao tác này khiến 2 bánh đà tách nhau thì chỉ trục động cơ quay còn trục còn lại đừng yên. Tuy nhiên khi bạn nhả côn khiến 2 bánh đà chạm nhau tạo ra ma sát làm cho  trục kia quay từ đó tác động khiến bánh xe chuyển động.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    1.2 Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô

    Nguyên lý hoạt động của côn xe ô tô khá đơn giản, dùng lực để tác động lên các bộ phận của hộp số để bánh xe có thể dừng lại khi động cơ vẫn hoạt động. Cụ thể như sau:

    • Tài xế nhấn bàn đạp côn khi đó sẽ gây một lực lớn từ piston thủy lực hoặc một cần liên động mạnh lên cần bẩy. Lực này tiếp tục  được truyền trực tiếp tới bộ phận bi T và nén lò xo đĩa trung tâm lại. Sau đó, đĩa ma sát sẽ được giải phóng, không còn phụ thuộc vào bánh đà hay đĩa ép ly hợp. Nhờ vậy mà trục sơ cấp của hộp số không còn bị tác động bởi động cơ ô tô, bánh xe có thể dừng lại dù động cơ vẫn hoạt động. Bộ phận lò xo ở đĩa ma sát có vai trò hỗ trợ giảm chấn động, giúp hộp số và động cơ hoạt động nhẹ nhàng, êm ái hơn.
    • Còn trường hợp tài xế không nhấn chân côn thì khi đó các bộ phận lò xo sẽ thực hiện nhiệm vụ đẩy mâm bàn ép ly vào đĩa ma sát của động cơ, sau đó ép chặt chúng khiến bánh đà không thể cách ly khỏi trục sơ cấp của hộp số. Đồng nghĩa với việc khi động cơ hoạt động thì bánh xe vẫn tiếp tục di chuyển.
    • Nếu người lái xe sử dụng cách nhả côn ô tô chậm thì lò xo sẽ ghép mâm bàn ép ly vào đĩa ma sát động cơ và làm cho bánh đà ép chặt vào trực sơ cấp của hộp số ô tô.
    • Chính vì thế, côn xe ô tô sẽ truyền động một lực lớn từ mô men, lò xo của đĩa ma sát sẽ giúp giảm chấn động để hộp số và động cơ có thể kết hợp với nhau mượt mà hơn.
      hình ảnh chân côn ô tô
      Côn xe ô tô kiểm soát việc đóng ngắt kết nối giữa bánh xe và động cơ bằng nguyên lý tách hoặc hợp.

    2. Kỹ thuật nhả côn xe đúng cách không bị chết máy

    bạn chỉ cần kiểm soát chân côn bằng cách nhả côn ô tô hoặc vào côn đúng kỹ thuật là có thể lái xe dễ dàng. Trong đó, vào côn sẽ ngắt truyền động làm cho bánh xe giảm dần tốc độ do quán tính, còn nhả côn sẽ làm xe di chuyển bình thường trở lại.

    Tóm lại, mục đích của việc vào, nhả côn chính là làm cho động cơ kết nối hoặc ngắt sự truyền lực lên các bánh xe. Dưới đây là những bước hướng dẫn cách nhả côn ô tô cơ bản nhất:

      • Bước 1: Đầu tiên hãy quan sát không gian xung quanh xe bằng kính chiếu hậu, không để nhả chân côn đột ngột vì sẽ làm xe dễ tắt máy hoặc lao lên bất ngờ rất nguy hiểm.
      • Bước 2: Hãy nhả chân côn thật chậm (khoảng 2/3 hành trình phanh) để cho đĩa ma sát tác động lên bánh đà.
      • Bước 3: Nhả thêm khoảng 1/3 hành trình phanh để cho mô men có thể truyền động đến động cơ.
      • Bước 4: Hoàn thành cách nhả côn ô tô.

    Lưu ý là khi lái xe, bạn cần phải học cách sử dụng chân côn đúng kỹ thuật thì xe mới có thể lăn bánh được.

    • Hãy để ý lúc nhả chân côn mà xe vẫn đang đứng yên, không có cảm giác muốn vọt lên trước thì nghĩa là đang thực hiện nhả côn đúng cách.
    • Ngoài ra, lúc lái xe mà động cơ vẫn hoạt động êm không bị gằn, nặng xe và lăn bánh một cách bình thường thì chứng tỏ cách nhả côn ô tô của bạn rất tốt.
      hình ảnh nhả côn
      Bạn chỉ cần kiểm soát chân côn bằng cách nhả côn ô tô đúng kỹ thuật là có thể lái xe dễ dàng

    3. Lưu ý khi sử dụng chân côn ô tô

    • Khi điều khiển xe ở số 1,  người điều khiển nên nhả côn xe một cách từ từ để tránh xe bị chết máy hay bị giật, nhưng nếu xe hoạt động ở mức số 2 trở lên thì có thể thực hiện cách nhả côn ô tô nhanh hơn vì lúc này xe đã có quán tính.
    • Không để gót chân chạm hẳn xuống sàn xe, hãy sử dụng mũi bàn chân trái đạp xuống sàn, 2 tay giữ vô lăng và mắt nhìn thẳng.
    • Khi xe di chuyển trong điều kiện bình thường, bạn nên bỏ hẳn chân ra khỏi bàn đạp côn. Như vậy vừa tránh những ảnh hưởng xấu đến một số bộ phận của bộ ly hợp, vừa đỡ mỏi chân.
    • Khi bạn phải dừng xe tạm thời ví dụ như dừng đèn đỏ thì bạn nên về số và nhả côn. Không nên đạp hết côn và đề số xe đang dừng tạm thời. Việc này giúp bạn có thể nghỉ ngơi chân trái của mình và tránh sơ xuất bỏ chân côn dẫn đến xe chết máy.
    • Hãy luyện tập cách nhả côn và đạp côn một cách thuần thục trước khi lái xe ô tô để có thể lái xe một cách an toàn nhất.

    Trên đây là những chia sẻ về côn xe ô tô và cách nhả côn xe ô tô đúng kỹ thuật. Mong rằng nó sẽ hữu ích đối với các bạn trong quá trình bạn điều khiển xe của mình. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm đào tạo lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

    Tin tức khác:

    Khi nào nên thay côn xe ô tô? thay côn xe hết bao nhiêu tiền?

    > Các loai hộ số xe ô tô phổ biến hiện nay.

    Đánh giá

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *