Hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản – Cẩm nang từ A-Z

1. Hướng dẫn lái xe số sàn căn bản | 15 bước thực hiện

Để lái xe ô tô số sàn an toàn và trở thành tay lái cứng, để lái được xe số sàn bạn cần phải học bằng lái xe B2 và phải học lái xe một cách có trình tự và thường xuyên để có cảm giác lái tốt. Đối với những người chưa cầm lái bao giờ hoặc học lái xe nhưng không có trình tự cụ thể sẽ khó khăn trong các thao tác xử lý tay và chân.

Dưới đây là những kiến thức và hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản mà bạn nên biết và nắm rõ để tham gia giao thông an toàn. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp các thông tin về kỹ năng lái xe, những lưu ý khi lái xe số sàn hạn chế mắc sai lầm nghiêm trọng.

huong-dan-lai-xe-so-san

15 bước thao tác lái xe ô tô số sàn cơ bản

Dưới đây là 15 bước hướng dẫn học lái xe số sàn cơ bản nhằm giúp học viên có kỹ thuật lái xe tốt nhất.

Bước 1: Thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Đây là quy tắc cơ bản nhất bắt buộc khi ngồi trên xe ô tô để hạn chế những rủi ro gặp trên đường.

Bước 2: Hiểu rõ cách dùng chân côn. Không phải nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp xe nào cũng giống nhau nên bạn cần hiểu rõ cách dùng chân côn của xe ô tô số sàn mà mình đang đi để xử lý và điều khiển xe tự tin hơn.

Bước 3: Điều chỉnh ghế ngồi. Nghề ngồi của lái xe cần phải thoải mái và thuận tiện thực hiện các thao tác nhấn chân côn, chân phanh.

Bước 4: Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp). Nên làm quen với cách thả chân côn nhanh, chậm thật nhuần nhuyễn trong quá trình học lái xe ô tô số sàn.

Bước 5: Kiểm tra kỹ cần số đang ở vị trí N hay chưa, nếu chưa thì di chuyển cần số về vị trí trung tâm. Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe.

Bước 6: Khởi động xe. Xe số sàn được khởi động bằng chìa khóa, nút nhấn start/stop và phải lưu ý cần số ở vị trí số N, đạp và giữ chân côn xuống sàn và vẫn đang trong chế độ thắng tay.

Bước 7: Hoàn thành khởi động xe có thể bỏ chân khỏi bàn đạp ly hợp.

Bước 8: Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1

Bước 9: Chân trái từ từ nhả côn cho đến khi xe di chuyển, tiếp tục đạp chân côn trở lại.

Bước 10: Sau đó dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để di chuyển theo ý muốn. Đối với những tay lái mới nên chú ý bước này thực hiện cẩn thận bởi nếu nhả côn quá nhanh thì xe bị chết máy.

Bước 11: Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2.

Bước 12: Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga. Khi đang di chuyển lên dốc hoặc muốn di chuyển nhanh hơn thì bạn có thể nhả chân côn nhanh hơn khi bắt đầu khởi động xe.

Bước 13: Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn. Trong trường hợp xe đang cài số và đạp chân ga thì chân nghỉ không được để trên chân côn (vừa nguy hiểm vừa bị mòn chân côn sớm).

Bước 14: Khi muốn dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp đến khi xe giảm tốc độ. Giảm dần tốc độ đến khi cảm nhận được xe rung giật, sau đó dùng chân trái đạp chân côn kết hợp phanh cho đến khi dừng hẳn và chuyển về số N.

Bước 15: Kiểm soát tốt khi lái xe. Khi đã thao tác các bước trên thuần thục rồi thì bạn cần phải kiểm soát xe thật tốt để phản ứng nhanh và chuẩn trong mọi trường hợp xảy ra.

huong-dan-lai-xe-oto-so-san

2. Kỹ năng và những lưu ý lái xe ô tô số sàn an toàn

Chú ý sử dụng chân côn

Xe ô tô số sàn có nhược điểm so với xe số tự động là phải sử dụng chân côn nhiều nên một số sai lầm cũng như tình trạng “xe điên” xảy ra là do chân côn. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi dùng chân côn của lái xe số sàn:

Không sử dụng chân côn giữ xe đứng trên dốc: nó khiến cho hộp số bị hư hại toàn phần bởi các bộ phận bánh răng, ổ bi, bộ ly hợp đểu phải chịu lực ma sát lớn. Thay vì sử dụng chân côn, bạn nên sử dụng thắng tay khi giữ xe trên dốc lâu hơn 5 giây.

Không đặt chân lên bàn đạp côn khi đang di chuyển: đặt chân lên bàn đạp côn sẽ tác dụng ít, nhiều lực lên nó khiến cho bộ ly hợp nhanh bị ăn mòn và gây tiêu hao nhiên liệu nhiều. Tài xế liên tục tì lên chân côn làm cho bộ phận này hoạt động “nửa vời” dễ bị ăn mòn. Về lâu dài, xe sẽ bị ì và mất độ bốc vì bố ly hợp đã bị hỏng.

Hiểu rõ về phanh tay

Phanh tay được thiết kế dùng để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng như giữ xe trên dốc. Nhưng nhiều người có thói quen sử dụng phanh tay khi đề pa ngang dốc và xiết phanh tay khi tụt dốc. Làm như vậy sẽ khiến phanh nhanh bị mòn, đôi khi nhiệt phát sinh làm sôi dầu phanh khiến cho phanh trượt và mất tác dụng.

Chuyển số hợp lý

Giữ gìn và bảo quản xe cũng là cách lái xe số sàn tốt nhất, trong quá trình sử dụng nên tránh để xe bị hư tổn hoặc hao mòn các bộ phận. Đặc biệt, trường hợp sang số khi máy còn yếu thường xảy ra đối với tài xế lái xe số sàn. Nó khiến cho xe dễ bị ì, không thoát máy, đạp ga xe không tăng tốc được.

Mỗi dòng xe sẽ có các ngưỡng sang số khác nhau, khi vào số hợp lý giúp cho xe chạy khỏe hơn và giữ cho máy bền, êm hơn. Các thao tác chuyển số nhanh như giảm ga, cắt côn, nhả côn giúp xử lý các tình huống tốt và hạn chế nguy hiểm xảy ra.

Nên về số N khi dừng đèn đỏ

Khi dừng đèn đỏ hoặc đang trong tình trạng kẹt xe nên để xe về số N là tốt nhất.Vì khi đó bố ly hợp tách khỏi hộp số giúp vòng bi tiếp xúc với các lò xo trên bộ ly hợp giúp cho hệ truyền động của xe hoạt động bền bỉ và tuổi thọ lâu hơn.

Sai lầm khi đề pa tụt dốc

huong-dan-su-dung-so-san

Đây là sai lầm thường gặp của các tay lái mới khi lái xe số sàn, do quá trình nhả côn sai cách nên xe bị tụt dốc khi đề pa. Bạn cần phải chú ý khi thực hiện đề-pa tay phải luôn cầm phanh tay.

Xem thêm : Hướng dẫn kỹ thuật lái xe lên xuống dốc an toàn nhất

Bạn có thể đề pa không cần kéo phanh tay đối với xe số sàn có máy còn tốt: đạp côn với phanh để dừng trên dốc, sau đó hơi nhả côn từ từ đến khi thấy xe rung thì chuyển chân phanh sang chân ga và đạp ga lên. Cách này đảm bảo cho xe lên dốc dứt khoát và không bị dừng lại giữa dốc.

Cách lái xe số sàn cần sử dụng cả 2 chân và 2 tay để thao tác luân phiên giúp cho xe hoạt động trơn tru nhất. Bạn nên chú ý thường xuyên về hộp số, chân côn, chân ga, chân phanh để lái xe luôn an toàn nhất.

PHẦN 2 LÀM CHỦ CÁC THAO TÁC

3. Các lưu ý trước khi lên xe

Kiểm tra dầu, nước, điện, lốp

Với xe của gia đình, thì chỉ cần định kỳ khoảng 1-2 tuần/lần, hoặc trước những chuyến đi xa. Nhưng nếu bạn mượn xe người khác, hoặc dùng xe thuê, thì nhớ check cẩn thận trước khi khởi hành, tránh giữa đường bị trục trặc.

Giầy dép trang phục

Ban nên đi giầy vì nó ôm sát chân bạn, giúp cho dịch chuyển giữa chân ga và phanh, cũng như ra vào côn đều thuận tiện. Nếu đi dép thì nên chọn loại có quai hậu và nhớ cài quai, không để quai lòe xỏe mắc vào chân ga, chân phanh khi đi đường thì rất nguy hiểm.

Còn trang phục, bạn nên chọn loại nào gọn gàng, thoải mái cho việc thao tác trên ghế lái. Trang phục bó quá, hoặc lồng phồng đều ít nhiều cản trở thao tác trên xe.

Mở cửa xe

Bạn nên cẩn thận khi mở cửa xe để lên và xuống xe. Cửa xe khá rộng, có thể tới trên nửa mét, khi mở rộng hết cỡ có thể choán một phần đường đáng kể. Nếu mở cửa bất thình lình và không để ý, bạn có thể gây ra tình huống cực kỳ nguy hiểm cho người và phương tiện đang đi cạnh đó.

Chú ý quan sát phía trước (qua kính chắn gió) và phía sau (qua gương chiếu hậu), nếu thấy đủ an toàn thì mới mở nhẹ cửa. Giữ cửa hé một lát để đảm bảo có ai đang đi tới thì cũng biết bạn sắp mở cửa, hoặc nếu có ai đó bất ngờ đi tới cũng đủ khả năng lách nhẹ để tránh cửa đang mở hé. Tuyệt đối TRÁNH mở cửa nhanh cái ào, rất dễ gây nguy hiểm.

4. Hướng dẫn tư thế ngồi và đặt chân trên xe

Cách ngồi

Theo hướng dẫn lái xe số sàn căn bản là bạn nên ngồi thẳng tựa lưng thoải mái vào ghế:

  • Kéo lùi ghế ra trước/sau sao cho chân có thể dẫm phanh, ga, côn thoải mái, đầu gối hơi chùng;
  • Chỉnh ghế lên/xuống sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một gang tay; người thấp thì chỉnh ghế cao nhất có thể;
  • Nắm tay lên vị trí cao nhất, vị trí 12h của vô lăng, dựng/ngả tựa lưng ghế sao cho tay vẫn nắm vô lăng, khuỷ tay hơi chùng;
  • Điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên tựa hoặc khoảng cách từ 5-7 cm; điểm giữa tựa đầu ngang với mắt.

Cách đặt chân

Luôn tỳ gót chân lên sàn xe, đạp phanh, ga, côn bằng bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi đạp xuống, thói quen này dễ dẫn đến nhầm phanh/ga. Chân trái đạp côn (hoặc nghỉ đối với xe tự động), chân phải phanh và ga.

Tuyệt đối không dùng một chân phanh, một chân ga với xe số tự động. Nên tì gót chân phải dịch về phía chân phanh, xoay cổ chân quanh điểm tì gót: xoay trái là phanh, xoay phải là ga. Thói quen này giúp dễ dàng xoay trái để phanh trong các tình huống bất ngờ, thậm chí vừa đạp nhầm chân ga có thể xử lý phanh ngay.

Thắt dây an toàn

Cần rèn thói quen thắt dây an toàn khi đi xe, kể cả lái hay ngồi ghế phụ phía trước. Nếu cẩn thận thì yêu cầu cả người ngồi ghế sau cũng cài dây an toàn luôn. Đây là một kinh nghiệm lái xe quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính an toàn khi tham gia giao thông.

Ban đầu khi thắt dây an toàn, bạn có thể cảm giác hơi vướng, nhưng sau quen sẽ thấy vững chãi yên tâm. Cảm giác tương tự như thói quen đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vậy. Giờ tôi đi ô tô không thắt dây an toàn thấy phía trước trống trải thế nào ấy, còn đi xe máy không đội mũ bảo hiểm lại thấy lành lạnh ở đầu (khi gặp cảnh sát giao thông còn lạnh cả túi nữa kia). Cũng chỉ là thói quen thôi.

Chỉnh gương chiếu hậu

Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô. Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm.

Tại sao 45% thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên <<< TÌM HIỂU NGAY NGUYÊN DO!!!

Khởi động máy

Khi khởi động, bạn phải đưa về số 0 với xe số sàn, có kèm theo phanh tay. Với xe số tự động, có thể ở vị trí N, nhưng tốt nhất là ở vị trí P. Khi khởi động vào buổi sáng, nhất là khi trời lạnh, nên để máy nổ khoảng 1 phút trước khi cho xe chạy.

5. Hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học 

Thao tác cầm vô lăng đúng cách

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10) giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-3) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.cầm vô lăng đúng cách

 

Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe.

Chú ý: Trên vô-lăng thường được thích hợp túi khí. Trong trường hợp xảy ra va chạm túi  khí sẽ được kích hoạt chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu lúc đó tay bạn đặt ở vị trí cao (vị trí 11-1 giờ) hay đặt trên vô-lăng có thể khiến tay bạn đập vào mặt cho thương tích nặng hơn.

>>> XEM NGAY: Những điều PHẢI BIẾT khi đăng ký học bằng lái xe B2 năm 2021. Bạn cần NẮM RÕ những thông tin này để tránh BỠ NGỠ khi đăng ký thi GPLX ô tô.

Thao tác ra vào số đúng tốc độ

Các số trên xe ô tô:

Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe.

Cụ thể:

+ Số 0 hay còn gọi là Số Mo thực chất là không vào số nào cả, xe ở trạng thái tự nhiên. Khi đó bánh răng không ăn khớp ăn khớp, và xe không chuyển động. Khi tập lái và khi thi sát hạch, bạn lưu ý phải về số 0 trước khi khởi động máy. Khi kết thúc bài thi sát hạch, bạn cũng nhớ về số mo cùng với kéo phanh tay.

+ số 1 tương ứng với tốc độ 5 – 10km/h,

+ số 2: tương ứng với tốc độ 10 – 15km/h,

+ số 3: tương ứng vưới tốc độ 15 – 30km/h,

+ số 4: tương ứng với tốc độ 35 – 40km/h,

+ số 5: trên 45km/h.

>>> LẬT TẨY chiêu trò học lái xe B2 bao đậu 100% – Những lời CAM KẾT chắc như “đinh đóng cột” của nhiều trung tâm khiến học viên rơi vào cảnh TIỀN MẤT TẬT MANG.

Luyện tập số nguội

Số nóng số nguội là gì? Học lái xe ô tô ở chế độ số nguội bao gồm việc học tập tại chỗ, không khởi động xe, nhận diện vị trí và vai trò của các bộ phận chính trong buồng lái ô tô, và thực hành sử dụng chân thắng và chân ga. Học lái xe ô tô ở chế độ số nóng bao gồm việc thực hành vào số, lái xe thẳng, bật xi-nhan rẽ phải và rẽ trái, cũng như thực hiện lái xe trong các tình huống cơ bản.

Bạn có thể luyện tập ra vào số (số nguội) theo các bước như sau:

  • Tăng từ số 1 lần lượt đến số 5 đến khi thuần thục không cần nhìn vào cần số
  • Giảm từ số 5 lần lượt về đến số 1 mà không cần nhìn
  • Luyện tập chuyển số tắt, mà không cần theo tuần tự, chẳng hạn từ số 5 chuyển thẳng về số 1, số 4 về số 2, số 3 về số 1, v.v… và ngược lại.

Khi đã thành thục với số nguội, giờ là lúc xem xét cách chuyển số cho đúng cách khi lái xe thực (số nóng chứ không phải số nguội nữa).

Khi lần đầu tiên cho xe chuyển bánh, nghĩa là thực sự lái xe, bạn có thể sẽ thấy hơi căng thẳng và xe có thể bị chết máy. Cần nhớ rằng mỗi khi thay đổi số, bạn phải đạp hết côn. Khi xe bắt đầu chuyển bánh (số 1) thì cần phải nhả côn từ từ, nhưng từ số 2 trở lên có thể nhả côn nhanh hơn. Thao tác này sẽ được thảo luận kỹ hơn trong bài hướng dẫn cách sử dụng chân côn xe ô tô.

Thời điểm lên số là khi xe cần tăng tốc, vòng tua đã đủ lớn, có cảm giác máy bị gằn. Còn khi vòng tua thấp, xe ì và hơi bị giật thì đó là lúc cần giảm số. Tham khảo chi tiết trong bài Khi nào cần thay đổi số.

>>> Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô B2 gồm những gì? <<< TÌM HIỂU NGAY để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi đăng ký học thi GPLX B2 nhé!

Sử dụng số trong bài thi sát hạch

Trong bài thi sát hạch đường trường có giám thị trên xe chấm điểm. Bạn nên lưu ý những điểm liên quan đến cách vào số xe ô tô như dưới đây:

  • Vào số phù hợp với tốc độ xe và điều kiện trên đường.
  • Chuyển số nhẹ nhàng, an toàn.
  • Đưa tay phải trở lại cầm vô lăng sau khi đã chuyển số xong.
  • Không nhìn vào cần số khi thay đổi số.
  • Bình tĩnh đạp hết côn rồi vào lại đúng số cần thiết nếu lỡ vào nhầm số.

Thao tác điều khiển chân côn hợp lý

Sử dụng côn là kỹ thuật cho phép tài xế kiểm soát tốt tốc độ xe. Thao tác với côn thành thạo giúp bạn thực hiện tốt những phần thi sa hình như:

  • Khởi hành và dừng xe.
  • Tăng giảm số.
  • Đề-pa trên dốc.
  • Cho xe chạy với tốc độ thật chậm, mà xe không bị chết máy (gọi là chạy xe bằng côn).

>>> BẠN CẦN NẮM RÕ: Điều kiện sức khỏe thi bằng B2 theo ĐÚNG CHUẨN quy định hiện nay.

Luyện tập sử dụng côn xe

Bạn nên chọn nơi đường bằng và vắng người qua lại. Thường thì việc này sẽ do thầy giáo hướng dẫn bố trí cho nhóm học viên trên cùng xe. Bạn cũng có thể nhờ xe người nhà hoặc bàn bè, nhưng nên có người hướng dẫn lái xe ô tô số sàn ngồi cùng xe để đảm bảo an toàn.

Khi bắt đầu tập chân côn, bạn chuẩn bị sẵn sàng: xe đã nổ máy, hạ hết phanh tay, thắt dây an toàn, và ghế đã được điều chỉnh phù hợp để có thể đạp hết côn mà không bị với…

Bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước như sau:

1. Đạp hết côn rồi vào số 1

2. Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút

3. Quan sát phía trước và xung quanh để đảm bảo an toàn

4. Nhả nhẹ và từ từ chân côn

Khi côn bắt đầu bám (lá côn tiếp xúc với tang trống), bạn sẽ thấy xe hơi rung rung nhẹ và bắt đầu từ từ chuyển động. Mỗi xe có điểm bám côn nhất định, thường là vị trí khi bạn nhả được khoảng ⅓ hành trình.

Giờ khi côn đã bám, và xe bắt đầu chuyển động từ từ, bạn lại đè hết côn và đạp nhẹ phanh để dừng xe (mà không chết máy). Lặp lại quá trình này từ bước 2 đến bước 4: lại tăng ga một chút cho máy khỏe hơn, nhả côn từ từ để xe khởi hành chậm, rồi lại đạp hết côn và phanh để dừng xe. Bằng cách lặp lại nhiều lần những bước này, bạn sẽ dần cảm nhận được rõ hơn vị trí côn bắt đầu bám.

Khi đã nắm được bài tập trên về cách sử dụng côn xe ô tô, giờ là lúc chuyển sang luyện thao tác tiếp: điều chỉnh tốc độ bằng chân côn . Khi xe bắt đầu chuyển bánh, thay vì đạp hết côn và phanh để dừng xe, bạn chỉ hơi đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần . Nhưng ngay khi xe chạy chậm lại (mà chưa dừng), bạn lại nhấc nhẹ chân côn để xe lại chạy nhanh hơn một chút. Và lặp lại những thao tác đó nhiều lần…

Về bản chất, bạn đang cho xe chạy tốc độ chậm nhất có thể, và đó cũng là kỹ thuật chạy xe rất thông dụng trong thực tế như khi bò qua những chỗ đông người (qua chợ, hoặc gặp tắc đường). Người ta cũng gọi kỹ thuật này là chạy xe bằng côn.

>>> BẠN NÊN ĐỌC NGAY: TOP 7 trung tâm đào tạo lái xe UY TÍN đáng ghi danh tại TP HCM. Lựa chọn ĐÚNG ĐẮN để làm chủ các thao tác với côn, NHUẦN NHUYỄN mọi kỹ thuật để vượt qua các bài thi sát hạch một cách dễ dàng.

Sử dụng côn trong các bài tập

Khi đã quen với việc điều khiển côn nêu trên, bạn sẽ luyện tiếp việc kết hợp điều khiển ly hợp với các thiết bị khác như ga, số, phanh tay… để thực hiện những bài tập khác, chẳng hạn như:

  • Tăng giảm số: kết hợp côn ra – ga vào để tăng giảm giữa các số cho phù hợp với tốc độ xe và tình huống trên đường.
  • Đề pa lên dốc: Phối hợp côn với phanh chân, phanh tay, và số để dừng xe và khởi hành lên dốc sao cho xe không chết máy, không tụt dốc.

6. Thao tác điều khiển phanh tay

Với xe đạp, khi cần phanh chắc hẳn bạn sẽ không bóp cứng phanh cho xe đứng khựng lại, hay bị rê lốp trượt trên đường hoặc tệ hơn là người bạn dúi vào ghi-đông. Thay vào đó, nếu không buộc phải dừng gấp, bạn sẽ bắt đầu phanh nhẹ, rồi bóp phanh mạnh lên, sau đó lại giảm đi sao cho xe chậm lại để có thể dừng đúng vị trí cần thiết, phải vậy không?

Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự khi phanh xe ô tô. Kỹ thuật phanh này gọi là phanh nhiều lần. Về cơ bản đó là cách dùng phanh với lực biến đổi thay vì cố định. Đầu tiên là đạp phanh nhẹ, sau đó mạnh dần lên, và kết thúc lại là phanh nhẹ trước khi dừng hẳn.

Cũng có nhiều người bỏ qua bước phanh nhẹ, mà bắt đầu bằng đạp hơi mạnh để xe giảm tốc độ, sau đó đạp nhẹ dần hoặc nhả phanh để tận dụng đà của xe, rồi đệm tiếp phanh cho xe dừng hẳn.

Bằng kỹ thuật lái xe số sàn này, bạn có thể làm giảm tốc độ và dừng xe như mong muốn, đồng thời cũng đảm bảo các yếu tố khác:

  • Cho phép xe khác biết được bạn đang định làm gì để nhường hoặc dành đường
  • Tránh bị bó phanh nếu đạp phanh mạnh và đột ngột
  • Tránh cho xe không bị trượt do đạp phanh chết
  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Giảm hao mòn với phanh, lốp, và các bộ phận cơ khí khác
  • Tạo sự thoải mái cho hành khách ngồi trên xe

Khi sử dụng kỹ thuật phanh này, bạn có thể dừng xe nhẹ nhàng tại điểm dừng dự kiến. Toàn bộ quá trình phanh diễn ra khá nuột nà, và khi xe dừng bánh, bạn sẽ không có cảm giác bị dúi mạnh về phía trước. Thực ra, cách phanh xe cơ bản này không hẳn là bị chậm hơn so với đạp cứng phanh. Điều quan trọng là bạn điều chỉnh lực đạp cho phù hợp chứ không phải là đạp uỵch một cái cho xe đứng khựng lại hoặc tệ hơn là bánh xe trượt trên đường.

>>> Học thi lái xe ô tô nên học bằng B1 hay B2?  Làm sao để phân biệt 2 hạng bằng B1 và B2 này?

7. Lưu ý khi phối hợp các thao tác

Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa

Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:

  • Không điều khiển được chân côn, dẫn đến nhả côn quá tầm, dẫn đến chết máy.
  • Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 – 2.000 vòng/phút, nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.
  • Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%. Bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên.
  • Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

Tóm lại trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm lấy cái phanh tay và hãy thật bình tĩnh. Đối với những xe máy còn ngon có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:

  • Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.
  • Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy ra tình trạng mỏi chân.

>>> CÓ HAY CHĂNG: 90% trung tâm dạy lái xe ở TP HCM đang LỪA ĐẢO?

Không nên lạm dụng số 0 (N) 

Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.

Tóm lại, khi đang di chuyển, bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ, bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ, vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.

>>> Học bằng lái xe B2 mất bao lâu? Nếu vượt qua kỳ thi sát hạch thì sau bao nhiêu ngày học viên sẽ nhận được GPLX? <<< MỜI BẠN ĐỌC NGAY.

Không nên nổ máy và đi ngay vào buổi sáng

Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi-lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt.

Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *