Trung tâm học lái xe ô tô B1, B2, C tại huyện Đông Anh

Học lái xe ô tô huyện Đông Anh thì học ở trung tâm nào uy tín? Điều kiện và thủ tục đăng ký khoá học ở đây là gì? Tham khảo ngay bài viết bên dưới để có đầy đủ thông tin. 

Đào tạo lái xe ô tô B1, B2, C tại huyện Đông Anh

Học lái xe ô tô huyện Đông Anh thì học viên có thể đăng ký các gói học theo nhu cầu như bằng B1, B2 và C.

Dao-tao-lai-xe-o-to-tai-Dong-Anh
Đào tạo lái xe ô tô tại Đông Anh
Trọn gói hạng B1 6.000.000đ
Trọn gói hạng B2 5.500.000đ
Trọn gói hạng C 8.000.000đ
Sân tập lái Sân Âu Cơ, Võ Chí Công
Thực hành Học viên chủ động học vào thời gian rảnh
Lý thuyết Không giới hạn số buổi, học vào T7, CN hàng tuần
Khoảng cách khoảng 2-5 km

Địa điểm tập thực hành lái xe ô tô tại huyện Đông Anh

Khi học lái xe ô tô huyện Đông Anh, học viên có thể chọn sân tập sau:

  • Sân tập lái xe Võ Chí Công
  • Sân tập lái xe Âu Cơ

Hiện nay, tại huyện Đông Anh có lượng dân cư tương đối đông đúc, sân tập thực hành ở đây cũng chưa đạt đủ tiêu chuẩn. Do đó, nhân viên tư vấn tại các trung tâm uy tín sẽ hướng dẫn bạn học lái xe tại các sân lân cận chất lượng hơn. Trên sân sẽ có đầy đủ thiết bị phục vụ cho quá trình luyện tập lái xe của học viên.

Khi học thực hành trên sân, bạn sẽ học từng bước theo quy trình được xây dựng sẵn. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

Quy trình học thực hành lái xe

Quy trình học thực hành khi học lái xe ô tô huyện Đông Anh bao gồm:

Số nguội: Làm quen xe, các bộ phận cũng như công dụng và cách sử dụng của chúng.

Lái vòng 1: Bắt đầu học cách di chuyển trong hình học cơ bản

Lái vòng 2: Học thuần thục côn phanh và bắt đầu học các kỹ năng khó hơn như đường vòng quanh co, đi qua hàng đinh, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.

Chuồng dọc 1: Làm quen với chuồng dọc và các kỹ thuật lùi chuồng.

Chuồng dọc 2: Di chuyển trong hình và lùi vào chuồng dọc, hàng đinh, qua ngã tư có tín hiệu giao thông.

Chuồng ngang 1: Bắt đầu làm quen với chuồng ngang.

Chuồng ngang 2: Di chuyển, ghép chuồng dọc, chuồng ngang, hành đinh, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.

Dốc đề pa: Học kỹ thuật leo dốc đề pa kết hợp ghép chuồng dọc, chuồng ngang, hàng đinh, đường vòng quanh co.

Đường trường: giáo viên hướng dẫn di chuyển đường trường kết hợp với tất cả các kỹ năng đã được học.

Quy-trinh-hoc-thuc-hanh-lai-xe-o-to-huyen-dan-phuong
Quy trình học thực hành lái xe ô tô huyện Đông Anh

Quá trình học này có thể được thay đổi trình tự và thời gian cho phù hợp với từng học viên. Tuỳ vào năng lực của mỗi người mà giáo viên sẽ sắp xếp hướng dẫn cho có đủ kỹ năng để đi thi.

Học từ đầu trọn gói từ A – Z chỉ với 7.000k

Ngay từ khi đăng ký nộp hồ sơ và học phí, trung tâm uy tín sẽ cam kết với học viên chi phí trọn gói. Tức là khoản học phí mà học viên đóng đã bao gồm:

  • Chi phí khám sức khoẻ
  • Chi phí hồ sơ: đơn xin học thi, ảnh, photo CCCD/CMND,…
  • Chi phí học lý thuyết: tiền tài liệu, công giáo viên dạy LT, thuê lớp học,…
  • Chi phí học thực hành: Công giáo viên, xăng, xe, sân bãi,…

Như vậy, học viên sẽ được học một cách thoải mái mà không cần phải lo lắng về vấn đề chi phí phát sinh như phải bỏ “tiền trà nước cho giáo viên”, tiền phí vào sân,…

Chỉ với chi phí thấp như vậy nhưng trung tâm luôn đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho học viên. Tìm hiểu thời gian, lịch học ở bên dưới.

Thời gian học, lịch học, địa điểm học ở đâu tại huyện Đông Anh?

Với chi phí trọn gói như trên, học viên học lái xe ô tô huyện Đông Anh vẫn luôn được ưu tiên ở thời điểm cũng như thời gian học lái xe.

 Thoi-gian-va-dia-diem-hoc-thuc-hanh-lai-xe-o-to-huyen-dong-anh-duoc-linh-hoat
Thời gian và địa điểm học thực hành lái xe ô tô huyện Đông Anh

Học viên được chủ động về thời gian học. Sau khi nhập học, học viên sẽ được phân công giáo viên và chủ động sắp xếp khung giờ học với thầy dạy lái. Kể cả thời gian học là cuối tuần, sau giờ hành chính thì bạn hoàn toàn không bị mất thêm phí.

Địa điểm học thực hành cũng được tư vấn và lựa chọn sân gần nhà ngay từ thời điểm nộp hồ sơ cho trung tâm. Mặc dù bạn ở Cầy Giấy nhưng nếu có nhu cầu học thực hành tại sân nào thì vẫn có thể đề xuất để trung tâm sắp xếp cho bạn. Miễn là sân đạt chất lượng, có thể đáp ứng tối thiểu các kỹ năng cần thiết cho học viên thì bạn hoàn toàn có thể học ở sân đó.

Đối với phần lý thuyết, trung tâm tổ chức buổi học vào cuối tuần để bạn chủ động sắp xếp thời gian tham gia được đầy đủ. Nếu thấy học hết số thời gian quy định mà chưa đủ thì học viên hoàn toàn có thể đi học tiếp mà không mất phí tại văn phòng tổ chức dạy học lý thuyết. Trong các buổi học này, giáo viên sẽ hướng dẫn kiến thức và các mẹo để học viên có thể làm bài một cách tốt nhất.

Ưu nhược điểm của các loại giấy phép lái xe B1, B2, C

Cùng là bằng lái xe ô tô nhưng khi sở hữu từng hạng bằng thì bạn sẽ được quyền điều khiển các loại xe khác nhau.Cùng xem xét ưu, nhược điểm của từng loại.

Bằng lái xe B1

Bằng lái xe B1 là hạng bằng lái ô tô cơ bản nhất, có giá trị điều khiển xe thấp nhất trong các hạng bằng. Khi sở hữu tấm bằng này thì bạn chỉ được điều khiển xe số tự động. Cụ thể, loại bằng này cấp cho người điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg, ô tô dùng cho người khuyết tật. Người có bằng B1 không được phép hành nghề lái xe.

Tuy nhiên, ưu điểm của bằng B1 là quá trình học và thi tương đối đơn giản, phù hợp với cả đối tượng là nữ giới.

Bằng lái xe B2

Bằng lái B2 có giá trị sử dụng xe cao hơn bằng B1, được lái thêm cả xe số sàn và các loại xe được phép điều khiển ở bằng B1. Khi có bằng B2 thì bạn hoàn toàn có thể hành nghề lái xe và điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Mặc dù có ưu điểm như vậy nhưng nhược điểm của bằng B2 là quá trình thi tương đối khó vì bạn phải học và thi trên xe số sàn.

Bằng lái xe C

Bằng C được coi là giấy phép lái xe hạng nặng, cấp cho tài xế hành nghề lái xe vận tải các loại xe có trọng tải lớn. Ưu điểm của loại bằng này là được lái ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg  trở lên và cả các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Nhược điểm của bằng hạng C so với B1 và B2 là thời gian chờ để thi của loại bằng này lâu hơn so với bằng B1 và B2 khoảng hơn 3 tháng.

Khi so sánh 3 loại bằng thì bằng C là loại bằng lái có giá trị điều khiển xe cao nhất. Khi có bằng C thì bạn có thể lái được tất cả các phương tiện mà bằng B1 và B2 được phép điều khiển.

Tuy nhiên, đa số học viên lựa chọn hạng bằng để thi bằng ô tô thì thường theo mục đích ở thời điểm hiện tại. Và điều kiện để thi các hạng có quá khác nhau?

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô là gì?

Điều kiện học viên cần có để thi bằng lái xe ô tô hiện nay là:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống hoặc đang làm việc, học tập hợp pháp tại Việt Nam.
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): 18 tuổi đối với bằng B1 và B2, 21 tuổi với bằng C
  • Đủ sức khoẻ, có năng lực hành vi và không phải là:
  1. Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
  2. Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
  3. Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo khi đeo kính)
  4. Người tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng.
  5. Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
  6. Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên

“Khi có đủ điều kiện để thi bằng lái xe  thì tôi cần chuẩn bị những gì?” Câu trả lời nằm ở phần hồ sơ bên dưới.

Hồ sơ, thủ tục của người học lái xe ô tô gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô huyện Đông Anh tương đối đơn giản, tất cả bao gồm:

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô
  • Bản sao chứng minh nhân dân photo hoặc căn cước công dân (không cần công chứng) với công dân Việt Nam hoặc bản sao hộ chiếu với người nước ngoài học tập, làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • 06 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện hoặc bệnh viện có thẩm quyền cấp
  • Túi đựng hồ sơ
Ho-so-thu-tuc-cua-nguoi-hoc-lai-xe-o-to
Hồ sơ, thủ tục của người học lái xe ô tô

Một số trung tâm hiện nay đã hỗ trợ học viên chụp ảnh, photo CCCD/CMND và hoàn thiện hồ sơ. Việc khám sức khoẻ cũng đơn giản hơn khi được khám dịch vụ tại cơ sở y tế liên kết với trung tâm.

Thời hạn của giấy phép lái xe ô tô là bao lâu?

  • Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe hạng b1 là dài nhất, bằng sẽ cấp đến 55 tuổi với nữ, 65 tuổi với nam. Nếu bằng B1 cấp sau 45 tuổi đối với nữ hoặc 55 tuổi đối với nam, thì thời hạn sử dụng sẽ là 10 năm.
  • Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Do tính chất quan trọng và an toàn của hạng nên bằng C chỉ có thời hạn sử dụng là 5 năm.

Khi gần hết hạn thì bạn cần phải đi gia hạn bằng lái xe ô tô. Đối với bằng quá hạn dưới 1 năm phải thi lại lý thuyết. Đối với bằng quá hạn trên 1 năm phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành.

Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký học lái xe oto

Khi muốn học lái xe thì rất nhiều người thắc mắc về vấn đề thời gian và chi phí.

Tôi là nhân viên văn phòng chỉ rảnh vào cuối tuần có học được không?

Đây là vấn đề chung của hầu hết các học viên tại trung tâm. Tuy nhiên, để tối ưu khoá học thì học viên có thể học vào cuối tuần. Trung tâm sẽ không thu thêm bất kỳ một khoản phí nào khi bạn lựa chọn thứ 7 hoặc chủ nhật để học. Nếu có vấn đề phát sinh, hãy liên hệ ngay với nhân viên tư vấn để được xử lý kịp thời.

Từ lúc đăng ký đến lúc dự thi tôi có mất thêm chi phí gì không?

Do học phí bạn đóng đã là học phí trọn gói nên theo quy định thì thí sinh chỉ phải đóng lệ phí thi và lệ phí cấp bằng là 353.000 đồng. Số phí này sẽ đóng trực tiếp cho cán bộ ở tổ chức thi mà không một trung tâm nào có quyền thu của học viên. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình học của học viên sẽ không có và được đảm bảo bởi trung tâm uy tín.

Tuy nhiên, những điều kiện trên chỉ được đảm bảo bởi các trung tâm chất lượng. Đối với một số địa điểm không uy tín thì chúng tôi xin đưa ra một số lời cảnh báo ở phần sau đây.

Cảnh báo các khoá học lái xe ô tô không uy tín

Khi chọn nhầm địa điểm học lái xe không có uy tín tức là bạn đang mạo hiểm cả thời gian và tiền bạc của mình. Dưới đây là một số biểu hiện chung của những nơi này.

Cảnh báo chương trình đào tạo cắt bớt nội dung

Theo quy định, học viên phải học đầy đủ số giờ học lý thuyết và thực hành thì mới đủ điều kiện để thi sát hạch. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trung tâm giảm bớt thời gian của học viên. Nếu là đơn vị nhỏ lẻ, học viên thậm chí phải tự học lý thuyết mà không được giảng dạy và hướng dẫn phương pháp làm bài. Cùng với đó, số thời gian học thực hành trên xe bị giảm nhiều so với số giờ quy định. Một số nơi còn khôn khéo để học viên chủ động đề nghị giảm thời gian học, mặc dù đỡ tốn thời gian học nhưng không có đủ kỹ năng để đi thi.

Cảnh báo tình trạng giá quá rẻ nhồi nhét học viên

Cảnh báo nói 1 đằng làm 1 nẻo

Đã là một địa điểm thu nhận hồ sơ không có uy tín thì “treo đầu dê, bán thịt chó” là chuyện thường xuyên xảy ra. Dấu hiệu học lái xe ô tô huyện Đông Anh ở các điểm không uy tín thường có như:

  • Lịch học, lịch thi bị chậm;
  • Học viên phải tự đi khám sức khoẻ ngoài mặc dù đã đóng đủ trọn gói;
  • Học viên phải học xa nhà, thực hành trên xe với nhiều học viên cùng lúc;
  • Xe học, xe thi, cơ sở vật chất kém chất lượng
  • Giáo viên giảng dạy không có kinh nghiệm, không có trình độ chuyên môn…

Cảnh báo nghiêm trọng khi học lái xe ở các trung tâm lừa đảo

Vấn đề mà nhiều người sợ nhất đó là việc nhân viên thu hồ sơ xong rồi chặn mọi phương thức liên lạc. Nguyên nhân là do học viên cả tin, không kiểm tra kỹ địa điểm mình đăng ký học. Khi đóng học phí xong thì dù có phiếu thu cũng là giấy tờ giả, thực chất là trung tâm hoặc cơ sở đó không hề tồn tại. Chỉ đến khi học viên chờ lâu không có lịch học hay thông báo gì thì mới phát hiện là bản thân đã mắc sai lầm.

Để tránh gặp phải những rắc rối trên, bạn nên kiểm tra kỹ trung tâm mà bản thân sẽ đăng ký và nộp hồ sơ học thi bằng lái ô tô. Trong quá trình học đó thì bạn nên tập trung, vì giáo viên sẽ hướng dẫn những phương pháp giúp bạn đạt điểm cao trong kỳ thi sát hạch.

Mẹo thi sát hạch đạt điểm tối đa

Khi đi thi sát hạch thì thí sinh sẽ thi lý thuyết, thực hành và thi đường trường.

Mẹo thi lý thuyết đạt điểm tối đa cực dễ

Khi thi lý thuyết phần sa hình, thí sinh nên áp dụng các quy tắc về quyền ưu tiên sau:

  • Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
  • Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hoả có ưu tiên xe quân sự, xe công an, xe cứu thương.
  • Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
  • Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
  • Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
Meo-thi-ly-thuyet-dat-diem-toi-da
Mẹo thi lý thuyết đạt điểm tối đa

Hiện nay đã có rất nhiều app học lý thuyết và phần mềm thi thử lý thuyết được nhiều học viên sử dụng để ôn luyện. Bạn hoàn toàn có thể thi thử, tải app về thiết bị di động để học miễn phí.

Mẹo thi sát hạch thực hành

> Bài 1: Xuất phát

Đây là bài thi tương đối đơn giản, chỉ là giai đoạn thí sinh khởi động xe để thi các bài tiếp theo. Tuy nhiên không phải đơn giản mà có thể chủ quan. Thí sinh cần vào xe, thắt dây an toàn, chỉnh lại ghế cho thật thoải mái rồi thực hiện theo đúng các bước sau:

  • Khởi động máy, bật đèn xi nhan bên trái rồi vào số 1, nhả côn từ từ cho xe bắt đầu chạy
  • Khi xe qua vạch xuất phát khoảng 5m thì tắt xi nhan
  • Khi xe di chuyển thì nhả côn cho xe chạy, không cần phải đạp ga

Lưu ý rằng,

  • Khi qua vạch xuất phát khoảng 5m thì tắt xi-nhan (thường có thông báo “Bính boong”) và đi chậm lại
  • Phải xuất phát được trong khoảng 20 giây sau khi có thông báo

Kinh nghiệm quan trọng khi thực hành bài thi là lên xe không mở xi-nhan trước. Nguyên nhân là khi thấy thí sinh mở xi-nhan, sát hạch viên sẽ nghĩ là mình đã chuẩn bị xong và đã sẵn sàng thi. Vì thế, hãy hít thở thật sâu rồi chỉnh ghế, thắt dây an toàn, hạ thắng tay, vào số 1,… sau khi ổn định tâm lý xong hết mới mở xi-nhan trái. Mục đích chủ yếu của bài thi là kiểm tra phần bật tắt đèn xi nhan của bạn. Vì vậy, dù quên bước nào nhưng không được bỏ qua việc xi nhan xin đường.

> Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Trên thực tế thì đây là bài thi dễ. Dừng xe ở hình chiếu thanh cản phía trước cho tới vạch dừng sao cho khoảng cách này là 50 cm. Sau khi dừng trong khoảng thời gian quy định thì đi tiếp (không được dừng quá số thời gian này). Mặc dù dễ nhưng thí sinh vẫn có thể dính lỗi về khoảng cách hoặc bị chết máy giữa chừng. Do đó, bạn có thể tham khảo mẹo sau:

Ước lượng khoảng cách

Thông thường, bạn sẽ nhìn thấy vạch đỏ trên đường hoặc trên vỉa ba toa ở sân tập lái. Hãy học cách vừa lái xe vừa quan sát, khi thấy vạch đỏ trên vỉa ba toa thì dừng lại ngay. Trường hợp vạch đỏ trên mặt đường,hãy quan sát qua gương chiếu hậu. Nên ước lượng khoảng cách từ xe đến vạch đỏ tầm 20cm thì dừng lại.

Giảm thiểu tối đa trường hợp xe chết máy khi dừng lại

Luôn để xe đi chậm. Khi ước lượng khoảng dừng, hãy ấn nhẹ chân phanh để xe dừng lại. Căn thời gian dừng của xe dưới 30 giây rồi từ từ nhả côn ra cho xe đi tiếp.

Mục đích chính của bài thi dừng xe và nhường đường cho người đi bộ là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và lằn đường theo quy định. Nếu thí sinh đỗ sớm hơn hoặc muộn hơn sẽ bị trừ điểm. Do đó, dừng đúng vị trí sẽ là yếu tố quan trọng quyết định điểm số của phần thi này.

> Bài 3: Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc – Đề pa lên dốc

Trên lý thuyết, đề pa lên dốc chỉ là dừng xe giữa dốc rồi lại tiếp tục khởi hành. Chi tiết hơn thì là thí sinh dừng xe đúng khoảng cách từ thanh cản phí trước tới vạch dừng trong khoảng 50cm rồi từ từ lên dốc trong thời gian quy định.

Theo kinh nghiệm của nhiều người đã thi đậu truyền lại thì:

Yêu cầu của bài thi là xe không vượt quá vạch quy định, không bị tuột dốc quá 50 cm. Xe phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn. Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm.

Sau khi qua bài thi này, bạn cần nhả hết côn, phanh cho xe tự lên dốc. Về bản chất, bài ngày giống bài dừng xe nhường đường cho người đi bộ ở chỗ dừng xe rồi đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên chủ lái  không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại. Nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về phía chân dốc. Vì vậy, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ để đạp côn, phanh đúng lúc.

Với người thi sa hình B2

Khi xe dừng trên dốc, không phanh chân mà học viên nên kéo phanh tay để xe dừng đúng tại điểm dừng và không bị tuột xuống dốc. Sau đó, nhấc chân ra khỏi phanh, đặt chân vào ga để mớm lên một chút. Cùng lúc, thả nhẹ chân côn cho đến khi cần số hoặc tay lái rung lên thì bắt đầu nhả phanh tay. Lúc này, các lá côn đã bắt vào nhau rồi. Nếu xe không bị trượt thì tiếp tục thả hết phanh tay, như vậy xe sẽ tự lên dốc.

Khi thi sa hình B1 hoặc C với xe số tự động

Ở phần thi này, thí sinh thì có thể áp dụng mẹo của tài xế lâu năm. Khi xe đã dừng ở vị trí quy định thì từ từ nhả côn ra. Khi thấy tay lái hoặc cần số rung nhẹ thì tiếp tục thả từ từ phanh chân. Trường hợp xe trôi xuống thì làm lại từ đầu. Còn khi xe không trôi xuống thì nhả hết phanh chân. Giữ nguyên vị trí cả chân và tay như vậy để xe đi qua đỉnh dốc.

Khi chuyển bánh trên dốc cần chú ý

  • Thời điểm nhả phanh tay. Nếu nhả nhanh quá thì xe bị trôi, nếu chậm quá xe lại bị chết máy.
  • Trong quá trình chuyển bánh, nếu bị trôi xe phải đạp bàn đạp ly hợp và bàn đạp phanh, không được thả bàn đạp ly hợp và tăng ga lên, cũng không được kéo cần phanh tay để dừng xe.
  • Khi bắt đầu chuyển bánh, nếu để chân ga mở quá nhỏ hoặc bàn đạp ly hợp thả ra quá nhanh, dễ gây chết máy. Khi đó, không được thả cần phanh tay mà hãy đạp nhanh bàn đạp ly hợp, khởi động lại.
  • Trường hợp khi xe bắt đầu chuyển bánh, gặp phải tình huống xe giật mạnh về phía trước, người thi nên đạp phanh vào bàn đạp ly hợp, tiến hành khởi động chuyển bánh lại.
  • Khi khởi hành lên dốc xe thi hạng B chỉ dùng số 1, các xe thi hạng C, D, E thì dùng số 2.

> Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Không khó để tưởng tượng ra bài thi này sẽ bao gồm 2 kỹ năng chính:

  • Qua vệt bánh xe: Là kỹ năng xác định khoảng cách trước 1 thân xe ô tô, điểm chuẩn trên ô tô và dưới mặt đường.
  • Qua đường vòng vuông góc: Thí sinh sẽ chạy xe theo đường vuông góc.

Tức là sau khi điều khiển lái xe qua được vệt bánh xe thì tiếp tục lái qua đường vòng vuông góc và không để bánh xe đè lên vạch giới hạn của phần thi là được. (Nếu dính vạch thì bị trừ 5 điểm/5 giây).

Ở bài thi này thì trước tiên, bạn nên căn góc ngang với vỉa ba toa vuông góc ở phía bên trái. Khi căn được góc này, bạn đánh hết tay lái sang bên trái. Khi đánh hết rồi thì từ từ trả lái, cho tới khi người ngang với vỉa ba toa phía bên phải thì trả hết lái sang bên phải. Các lái xe cần nhớ, khi đánh xe qua khỏi điểm vuông góc thứ hai thì cần phải trả lái cho xe đi thẳng và xi nhan phải để hoàn thành bài thi

> Bài 5: Lái xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông

Nói chung, bài thi này dễ, bạn chỉ cần dừng lại trước vạch kẻ đường và đi tiếp theo sự điều khiển của đèn tín hiệu trong 20 giây, bật tắt đèn xi nhan đúng lúc là được.

Quan trọng nhất ở bài thi qua ngã tư có đèn tín hiệu là bạn phải quan sát kỹ đèn tín hiệu giao thông. Phải giữ cho khoảng cách an toàn với xe trước ít nhất là 2 – 3m. Đừng đi theo xe trước mà phải nhìn màu của đèn điều khiển để điều chỉnh xe của mình đi hay dừng lại. Một số trường hợp theo xe đi trước, họ qua được đèn xanh còn mình thì lại dính đèn đỏ. Nếu có xe đi trước thì cách xa đuôi xe đó khoảng 2 mét, nếu là xe tải thì nên để cách 3 mét cho an toàn.

  > Bài 6: Lái xe qua đường vòng quanh co

Ở bài thi này, thí sinh phải lái xe trong một đoạn đường hình chữ S trong khoảng 2 phút và không được đè vạch giới hạn.

Bạn chỉ cần nắm chắc kỹ thuật đánh lái, theo mục tiêu “tiến bám lưng, lùi bám bụng”. Cụ thể, khi xe qua vạch bắt đầu, vào đường vòng đầu tiên thì căn lái theo đường cong dài hơn. Đơn giản là việc bạn lái xe bám sát theo đường cong bên phải. Tiếp đó, bạn đánh lái sang trái để thực hiện nửa vòng cua đầu tiên trên sân thi sa hình. Khi tới vòng cua tiếp theo, bạn phải trả lái, bám sang lề đường bên trái để đi. Tiếp tục trả lái rồi đánh lái sang bên phải và thực hiện nốt nửa vòng cua còn lại.

> Bài 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Không còn dễ như một số bài trước, ghép xe dọc vào nơi đỗ có quy trình thực hiện phức tạp hơn, cụ thể:

Bước 1: Tay lái phải (tận dụng kính trái)

  • Điều khiển xe chạy song song với vạch chíp sao cho thành xe phía bên trái cách lề đường 30cm- 40cm (khống chế điểm bám côn và cho xe chạy chậm)
  • Khi vai của bạn đến ngang mép trước của cửa chuồng thì đánh hết lái sang phía bên phải. Khi thân xe tạo thành góc 45 độ với cửa chuồng thì trả lái thẳng rồi đạp phanh ngắt côn để xe dừng lại.

Bước 2: Tay lái trái (tận dụng số lùi + kính trái + kính phải)

  • Khi xe dừng hẳn thì cài số lùi và quan sát gương chiếu hậu rồi nhả côn từ từ để xe bắt đầu lùi. Khi thấy lốp sau bên trái cách góc trái cửa chuồng 30-40 cm thì đánh hết lái sang trái. Khi thân xe song song với vạch chíp thì dừng lại.

Bước 3: Tay lái thẳng (tận dụng kính trái) – kết thúc bài

  • Trả lái thẳng và lùi cho đến khi có tiếng tu tu thì phanh dừng lại.
  • Để kết thúc bài thi, thí sinh đánh xe ra khỏi chuồng để thực hiện bài thi tiếp theo. Lúc này, bạn vào số 1, cho xe chạy chậm thẳng lên, cho đến khi thấy vai ngang mép chuồng thì phải đánh hết lái sang phải để ra khỏi chuồng.

Mẹo đầu tiên khi thi là cần canh khoảng cách giữa thành bên trái xe với lề đường thì bạn cần điều khiển xe thật chậm. Như vậy, tỷ lệ áng chừng khoảng cách sẽ chuẩn hơn. Sau đó, với mỗi lần đánh lái trái hoặc phải, bạn cần căn chuẩn lúc nào thì để kịch lái, động tác phải dứt khoát, không nên đánh lái “nửa vời”. Trong lúc lùi xe, ghép dọc thì kết hợp nhìn gương chiếu hậu, tận dụng số lùi, xác định tay lái chính cho rõ ràng. Cố gắng căn chuẩn khoảng cách để đỗ xe đúng vị trí. Thí sinh phải chú ý tín hiệu, thông báo dừng xe để đỗ xe đúng lúc.

> Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Lại tiếp tục là một bài dừng xe rồi đi tiếp. Hãy căn khoảng cách dừng bằng hình chiếu của thanh cản phía trước bên trên mặt đường cho tới vị trí vạch dừng sao cho khoảng cách không quá 50cm trong khoảng 30 giây.

Lỗi mà thí sinh có thể mắc ở bài này thường là dừng không đúng khoảng cách hoặc dừng bị lệch thời gian. Do đó, bạn có thể để ý hầu hết các sân thi lái xe ô tô đều có vạch đỏ trên mặt đường hoặc trên vỉa ba toa. Khi lái xe, bạn căn sao cho vai ngang với vạch đỏ đánh dấu trên vỉa ba toa thì dừng xe lại. Bình tĩnh để xác định đúng 30 giây cho lần dừng này.

> Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng

Nguyên tắc của bài thi này là người lái cần vào số, tăng tốc rồi lại giảm số, giảm tốc. Vậy quy trình thực hiện sẽ là: Trên quãng đường ngắn, chỉ có 25m kể từ khi bắt đầu bài thi, bạn phải thay đổi số và tốc độ như sau:

  • Tăng từ số 1 lên số 2, trên 24km/h với hạng B
  • Tăng từ số 2 lên số 3, trên 20km/h với hạng C

Sau đó, trên quãng đường còn lại 25m của bài thi, thí sinh phải thay đổi số xe và tốc độ ngược lại.

Vấn đề khó của bài thi nằm ở chỗ, thí sinh cần biết lúc nào cần tăng tốc và lúc nào cần giảm tốc.

  • Mẹo để tăng số trước, đạt tốc sau: Khi xe vừa vào khu vực thi, vượt qua biển báo và có tiếng kêu “bing boong” thì vào số, tăng số. Tiếp theo, nhả chân côn, vào ga để tăng lên hơn 24km/h. Giữ nguyên tốc độ này ở đoạn 25m đầu tiên – đoạn từ biển báo “bắt đầu tăng số, tăng tốc độ” cho tới khi có biển báo “20km/h”. Khi gần tới biển 20km/h, nhả chân ga để tốc độ xe giảm xuống dưới 20km/h. Xe chạy qua biển thì về số thấp hơn và giữ lái thẳng qua vạch kết thúc bài thi.
  • Mẹo để tăng tốc trước, tăng số sau: Trước khi bắt đầu vào bài thi, đặt nhẹ chân lên ga để lấy đà. Khi xe tới vạch bắt đầu, bánh xe trước chạm vạch vàng – thiết bị giám sát bắt đầu nhận tín hiệu bài thi thì nhấn ga tăng tốc lên 24km/h. Đến khi xe đi gần hết 25m đầu tiên, chuẩn bị tới biển báo 20km/h tối thiểu thì nhả chân ga ra, vào côn, vào số cao hơn. Tiếp theo, giữ lái thẳng như vậy cho tới khi gần đến biển tối đa 20km/h, hãy nhấn phanh từ từ để giảm tốc độ. Tiếp tục giảm số, về số thấp hơn và giữ cho tới khi đi qua vạch kết thúc.

Chú ý là bạn không được cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng. Vì yêu cầu ở bài thi là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Do đó, nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

> Bài 10: Ghép ngang, đỗ song song 

Đây là bài thi lùi xe vào nơi đỗ khi 2 đầu đã bị chặn bởi xe khác hoặc 1 vật cản tương đối lớn. Yếu tố chủ yếu gây ra sự khó khăn lớn nhất của bài là cảm giác về không gian.

Sau bài thi số 9, cho xe tiến lên song song với xe trước sao cho đuôi xe mình bằng đuôi xe đang đỗ khoảng 50cm cách giữa 2 thân xe. Hãy chỉnh gương bên trái để nhìn thấy bánh xe sau ở bên trái xe mình. Khi cài số lùi, hãy đánh hết vô lăng sang phải và lùi từ từ vào chỗ đỗ đến khi thấy xe nằm ở góc 45 độ so với đường thẳng của vỉa hè (hoặc có thể nhìn gương chiếu hậu trái sao cho xe chiếu thẳng vào logo của đầu xe đang đỗ) thì dừng lại trả lái thẳng.

Cho xe tiếp tục lùi đồng thời quan sát gương chiếu hậu trái. Khi nào bánh xe sau của mình và bánh xe trước của xe đỗ phía sau cùng nằm trên một đường thẳng thì đánh hết lái sang bên trái. Cài số tiến thì đánh hết lái sang bên phải tiến lên phía trước, đồng thời quan sát gương phải. Đến khi sườn xe bên phải song song với lề đường thì trả thẳng lái, dừng lại cho đầu xe mình cách đuôi xe phía trước 60cm – 90cm là được.

Khi chuẩn bị kết thúc, xe tiến qua vạch vàng rồi mà máy không báo thì vẫn phải thắng xe. Đôi khi tiến xe qua vạch vàng rồi mà máy không báo mà vẫn tiếp tục de xe thì sẽ cán lên vạch giới hạn sau và bị trừ điểm.

> Bài 11: Kết thúc

Sau khi hoàn thành 10 bài thi, bạn bật đèn xi nhan phải rồi lái xe vào phần vạch kết thúc, tấp vào bên phải và nghe tín hiệu nhận bài thi thì xuống xe. Nên nhớ, trong thời gian di chuyển xe về đích, đừng quên bật xi nhan phải, phải giữ thẳng lái và không được đánh lái sang trái.

Sau khi học đủ 11 bài thi này thì giáo viên thường hướng dẫn bạn thực hiện lái xe đường trường. Đây là phần thi cuối cùng, khi thi thì mỗi học viên sẽ thi trên xe đường trường có gắn camera TTSH giám sát, học viên sẽ lái trên 1 đoạn đường 2km gần nơi tổ chức sát hạch. Mục đích của phần thi này là kiểm tra tác phong và kỹ thuật lái xe cơ bản của học viên. Do đó, thí sinh sau khi lên xe phải thắt dây an toàn, xi nhan rồi mới bắt đầu thực hiện bài.

Thực chất, để áp dụng được các mẹo phía trên thì không thể thực hiện chỉ trong 1 vài lần. Đó là cả một quá trình luyện tập tập trung và nghiêm túc. Chỉ khi đó, kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên thì kỹ năng điều khiển xe ô tô của bạn mới thực sự đạt được đến trình độ để đi thi được điểm cao.

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy học lái xe ô tô huyện Đông Anh, nếu đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa điểm nào thì đừng bỏ qua chúng tôi. Với nhiều năm làm việc trong ngành, chúng tôi mang đến cho bạn:

  • Một tháng có 3 lịch chính khoá 3 lịch thi ghép, đảm bảo lịch học, thi sớm nhất
  • Có xe đưa đón học viên đi thi tốt nghiệp và thi sát hạch
  • Bảo lưu hồ sơ vĩnh viễn, học viên được tiếp tục tham gia học khi sẵn sàng
  • Nộp học phí thành nhiều đợt, không cần đóng cùng lúc ngay khi nộp hồ sơ
  • Nộp hồ sơ là đi học ngay, đảm bảo lịch học chuẩn xác
Hoc-lai-xe-o-to-tai-Thai-Viet
Học lái xe ô tô tại Thái Việt

Trên đây là toàn bộ thông tin về học lái xe ô tô huyện Đông Anh. Học viên nên lựa chọn trung tâm uy tín để đăng ký học lái ô tô tiết kiệm và hiệu quả. Mọi thắc mắc về khoá học cũng như các hạng bằng, học viên vui lòng liên hệ hotline 1900 0329 hoặc để lại bình luận ngay tại website để được tư vấn và giải đáp.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *