Thiết bị DAT bắt đầu áp dụng vào quá trình thi sát hạch bằng lái xe ô tô từ giữa năm 2022. Thiết bị này mang đến nhiều lợi ích trong quá trình dạy và học sát hạch lái xe.
1. Thiết bị DAT trong thực hành lái xe là gì?
DAT (Distance and Time) có nghĩa là quãng đường và thời gian. Theo quy định của bộ GTVT, DAT được định nghĩa là:
- DAT là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô dùng để ghi, lưu trữ, xác thực và truyền nhận các thông tin bắt buộc liên quan trong quá trình dạy và thực hành lái xe.
Ngoài ra, tại Thông tư 04/2022/TT-BGTVT có bổ sung thêm một số quy định về thiết bị DAT như sau:
- Dữ liệu DAT: là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên ô tô tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo theo quy định tại mục 2.1.5 và mục 2.1.6 của QCVN 105:2020/BGTVT.
- Dữ liệu quản lý DAT: là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư 04/2022/TT-BGTVT.
- Hệ thống thông tin DAT gồm: các thiết bị phần cứng, đường truyền và phần mềm dùng để thu nhận, quản lý, khai thác dữ liệu quản lý DAT.
Theo đó, có thể hiểu rằng DAT là thiết bị kiểm soát thời gian và quãng đường và ghi nhận, giám sát các thông tin bắt buộc trong quá trình dạy và học lái xe ô tô. Qua những dữ liệu DAT cung cấp sẽ giúp giám sát các quá trình học lái xe để các trung tâm sát hạch lái xe kiểm soát được chất lượng học viên và người giảng dạy.
2. Chạy DAT có tác dụng gì?
Thiết bị DAT gồm 6 chức năng:
- Chức năng hiển thị thông tin và thông báo trạng thái hoạt động bằng đèn, âm thanh hoặc màn hình với các nội dung: tín hiệu mạng viễn thông di động, tình trạng kết nối máy chủ, tín hiệu GNSS, tình trạng bộ nhớ lưu trữ, tình trạng hoạt động camera, trạng thái đăng nhập đăng xuất của giáo viên/học viên, thời gian & quãng đường học lái xe theo thời gian thực và số liệu thời gian đã/còn phải thực hiện theo quy định
- Chức năng ghi nhận thay đổi người dạy và học trên xe bằng thẻ hoặc vân tay
- Chức năng xác thực người học qua camera
- Chức năng cảnh báo bằng đèn Led nháy hoặc màn hình với các trạng thái: không nhận diện được, không trùng khớp thông tin, lỗi phần cứng hoặc không kết nối được máy chủ quản lý
- Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị với dữ liệu người dạy và học viên cùng thông tin hành trình xe chạy và kết quả xác thực khuôn mặt học viên
- Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ quản lý theo thời gian quy định
Thiết bị DAT là thiết bị điện tử mới nhưng cũng có những lợi ích đáng kể như:
- Hỗ trợ giám sát trong sát hạch lái xe bằng cách giám sát thời gian và quãng đường lái xe.
- Cung cấp thông tin cho các trung tâm sát hạch lái xe để để dễ dàng kiểm soát được chất lượng của đội ngũ giáo viên, hành trình học và dạy của học viên và giáo viên
- Tránh gian lận trong kỳ thi sát hạch lái xe vì có thể giúp định dạng đúng học viên.
- Nâng cao quá trình sát hạch cùng chuyên môn của đội ngũ giảng dạy và học viên.
3. Chương trình thực hành DAT được áp dụng từ khi nào?
Việc bắt buộc lắp đặt thiết bị DAT trên các xe tập lái được áp dụng chính thức từ ngày 15/6/2022. Thiết bị DAT sẽ liên tục thực hiện truyền dữ liệu về Cục Đường bộ Việt Nam trong vòng 5 phút/lần nhằm giám sát quá trình đào tạo.
4. Quy định về số giờ và km thực hành DAT của bằng B1, B2, C năm 2024
Theo quy định, số giờ và km thực hành DAT trong năm 2024 đối với các hạng bằng cụ thể như sau:
- Đối với bằng lái ô tô hạng B1:
Học viên phải hoàn thành tối thiểu 710 km và 12 tiếng đồng hồ. Trong đó, có 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm.
- Đối với bằng lái ô tô hạng B2:
Học viên phải hoàn thành tối thiểu 810 km và 20 tiếng đồng hồ. Trong đó, có tối thiểu 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm và phải có 3,2 tiếng đồng hồ lái trên xe số tự động.
- Đối với bằng lái ô tô hạng C
Học viên phải hoàn thành tối thiểu 825 km và 24 tiếng đồng hồ. Trong đó, có tối thiểu 4 tiếng đồng hồ lái xe vào ban đêm và phải có 3,2 tiếng đồng hồ lái trên xe số tự động.
Ngoài ra, việc chạy DAT còn phải tuân thủ một số quy định là:
- Lái xe ban đêm tổng từ 18 giờ trở lên
- Học viên không được phép lái xe quá 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày
- Thời gian nghỉ giữa các phiên chạy DAT đúng 15 phút
- Mỗi phiên chạy DAT tối đa 4 tiếng đồng hồ
5. Quy trình thi bằng lái xe ô tô sau khi áp dụng DAT
Khi thi bằng lái xe ô tô quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Đăng ký khóa học & thi bằng lái xe ô tô
Bộ hồ sơ thi bằng lái ô tô hạng B2, B1 và C gồm có:
- Đơn đăng ký dự thi (có mẫu sẵn)
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (không cần công chứng)
- Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên, thời hạn không quá 6 tháng (học viên có thể tự đi khám hoặc khám nhanh qua bệnh viện liên kết của trung tâm)
- 10 ảnh 3*4 hoặc 4*6
Bước 2: Học lý thuyết và thực hành
Theo bộ luật mới hiện nay, kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô gồm có 4 bài thi:
- Bài 1: Sát hạch lý thuyết bộ đề 600 câu
- Bài 2: Thi phần mềm mô phỏng 120 tình huống giao thông
- Bài 3: Thực hành lái xe trên sa hình
- Bài 4: Thực hành lái xe đường trường
Ngoài việc bổ sung thêm phần thi mới, việc học lý thuyết và thực hành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ. Các trung tâm đào tạo lái xe phải lắp đặt các thiết bị theo dõi DAT đủ tiêu chuẩn, truyền thông tin trực tiếp về Tổng cục Đường Bộ.
Bước 3: Thi chứng chỉ tốt nghiệp
Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm, để đủ điều kiện dự thi sát hạch bằng lái, học viên phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ tốt nghiệp tại chính trung tâm đang theo học. Đây là kỳ thi tương tự như khi đi thi sát hạch, có đầy đủ các phần lý thuyết và thực hành, cơ chế chấm điểm cũng tuân theo nghiêm ngặt.
Học viên vượt qua kỳ thi này và có chứng chỉ tốt nghiệp mới đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe ô tô.
Bước 4: Dự thi sát hạch
- Đối với phần thi lý thuyết
Kể từ 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã chính thức áp dụng bộ câu hỏi gồm 600 câu lý thuyết vào thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Trong đó, có bổ sung thêm 60 câu điểm liệt, nếu thí sinh trả lời sai những câu hỏi này đồng nghĩa với việc sẽ bị trượt phần thi lý thuyết.
Ngoài ra, cấu trúc và thời gian thi lý thuyết ở các hạng bằng cũng có nhiều điểm đổi mới. Cụ thể như:
-
- Với hạng bằng B1: Bài thi lý thuyết gồm 30 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 20 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 27 câu trở lên thì mới đạt.
- Với hạng bằng B2: Bài thi lý thuyết gồm 35 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 22 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 32 câu trở lên thì mới đạt.
- Với hạng bằng C: Bài thi lý thuyết gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài trong 24 phút. Thí sinh cần trả lời đúng ít nhất từ 37 câu trở lên thì mới đạt.
- Thi mô phỏng 120 tình huống lái xe ô tô
Nội dung thi cabin mô phỏng gồm 120 tình huống với 6 chương:
-
- Chương 1: tình huống mô phỏng thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
- Chương 2: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
- Chương 3: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
- Chương 4: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
- Chương 5: tình huống mô phỏng thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
- Chương 6: tình huống mô phỏng va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.
Trong phần thi mô phỏng mỗi câu hỏi có số điểm từ 0 – 5 điểm, học viên sẽ cần phải trả lời và đạt được số điểm tối thiểu là 35/50 điểm trên tổng số 10 câu hỏi mô phỏng.
- Đối với phần thi thực hành sa hình
Sau khi vượt qua bài thi lý thuyết, thí sinh sẽ tham gia phần thi sa hình bằng B2, B1, C. Trong phần này, thí sinh phải tự mình thực hiện toàn bộ bài thi trên xe có gắn chip chấm điểm tự động cùng hệ thống camera giám sát.
Có tất cả 11 bài thi (hạng B1, B2) và 10 bài thi (hạng C) mà thí sinh cần phải vượt qua là:
- Bài 1: Xuất phát
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
- Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
- Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 6: Qua đường vòng quanh co
- Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
- Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
- Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
- Bài 10: Ghép xe vào chuồng ngang (bằng C không có bài này)
- Bài 11: Kết thúc
Thời gian thực hiện bài thi là 18 phút. Với thang điểm 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.
- Đối với phần thi thực hành đường trường
Theo quy trình, sau khi thi đỗ phần thi lái xe trong sa hình, thí sinh đến với bài thi cuối cùng là thi đường trường. Ở phần thi này, sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi cùng thí sinh trên xe thi và đưa ra các yêu cầu để thí sinh thực hiện thông qua thiết bị chuyên biệt.
Nội dung phần thi lái xe đường trường bao gồm:
- Thực hành xuất phát
- Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
- Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
- Kết thúc
Tổng điểm của phần thi này cũng là 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm.
Bước 5: Nhận bằng khi thi đỗ hoặc đăng ký thi lại khi trượt
- Đối với thí sinh thi đỗ và nhận bằng
Sau khi vượt qua các bài thi theo quy định, thí sinh ký vào biên bản chứng nhận hoàn thành thi sát hạch và nhận giấy hẹn ngày trả bằng. Trên giấy hẹn sẽ ghi sau 7 ngày sẽ nhận được bằng. Nếu đăng ký gửi bằng về nhà thông qua đường bưu điện, thí sinh cần chờ thêm 2 – 3 ngày tuỳ theo đơn vị vận chuyển.
- Đối với thí sinh thi trượt và đăng ký thi lại
Nếu không may thi trượt, thí sinh sẽ phải đăng ký thi lại. Cụ thể các trường hợp như sau:
- Thí sinh trượt phần thi lý thuyết thì sẽ dừng tất cả các phần thi sát hạch sau đó. Lúc này cần chờ đăng ký và thi lại cả nội dung lý thuyết và thực hành vào lần sau.
- Thí sinh thi đỗ phần thi lý thuyết nhưng trượt thực hành thì lần thi sau sẽ không cần thi lại phần thi lý thuyết. Kết quả thi này sẽ được bảo lưu trong vòng 1 năm.
Như vậy, DAT là thiết bị mới được quy định bắt buộc phải lắp đặt trên các xe ô tô phục vụ cho việc học và thi bằng lái xe B1, B2 và C. Thông qua dữ liệu được thiết bị này cung cấp, cơ quan chức năng có thể kiểm soát chất lượng cũng như tránh các trường hợp gian lận trong quá trình học lái xe ô tô.
Xem thêm:
- Tải phần mềm thi lý thuyết lái xe ô tô B1, B2, C trên máy tính
- Tải phần mềm thi mô phỏng 120 tình huống lái xe ô tô trên máy tính
- Thời gian học lái xe B2 là bao nhiêu lâu?
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: