Phân khúc xe là gì? Có những phân khúc xe ô tô nào?

Đối với người mua xe đều biết mỗi hãng xe đều có nhiều dòng xe ô tô tham gia thị trường trong từng phân khúc khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thông tin phân khúc xe là gì và thông tin từng phân khúc xe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn. 

1. Phân khúc xe ô tô là gì?

Phân khúc xe ô tô là tập hợp những khách hàng có cùng mục tiêu hoặc mong muốn sở hữu một nhóm ô tô nào đó có những đặc điểm chung về kiểu dáng, kích thước, ngoại hình hoặc option. Dựa vào yếu tố này, các nhà quản lý kinh doanh xe ô tô phân loại thị trường ô tô thành nhiều các phân khúc khác nhau. Tuy nhiên, ở nội dung dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 10 loại phân khúc  là như nào nhé.

Xe ô tô tham gia thị trường trong từng phân khúc khác nhau
Xe ô tô tham gia thị trường trong từng phân khúc khác nhau

2. Phân hạng các phân khúc xe ô tô là gì?

Đây là vấn đề khá hóc búa, bởi những thuật ngữ như xe hạng nhỏ, hạng trung, hạng lớn, hạng nhẹ, hạng phổ thông hoặc hạng A, B, C, D, E, F, S, M, J, S,… muốn hiểu hết các khái niệm phân hạng, phân khúc các dòng xe ô tô không hề đơn giản.

Ở thị trường Mỹ, phân hạng ô tô dựa vào 2 yếu tố chính là kích thước khung xe và động cơ. Còn ở Nhật thì phân theo pháp luật, tạp chí chuyên ngành và các nhà chế tạo ô tô. Còn ở thị trường Việt Nam thì giá cả là một yếu tố phần nhiều quyết định vào phân hạng phân khúc của mẫu xe đó.

Phân khúc xe là gì hạng A

Phân khúc A hay còn gọi là xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ hay xe nội thị. Đây là loại xe có thân xe nhỏ, khoảng cách đầu và đầu gối không nhiều, chúng có kích thước nhỏ và nhẹ. Những chiếc xe này thường sử dụng động cơ với dung tích dưới 1.2L. Do đó, khả năng thích ứng với điều kiện khó khăn của chúng thường rất thấp, không phù hợp cho những chuyến đi dài, thường được sử dụng để chạy ở thành phố.

Đối với phân khúc xe ô tô hạng A sẽ có những đặc điểm chung bao gồm như sau:

  • Kích thước chiều dài x rộng xe dưới 3,600 x 1,600
  • Khoảng sáng của gầm xe chỉ dưới mức 160
  • Dung tích của động cơ dưới 1,3 lít
  • Số chỗ ngồi chỉ từ 2-5 chỗ
Phân khúc A hay còn gọi là xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ
Phân khúc A hay còn gọi là xe mini, xe gia đình cỡ nhỏ

Điểm chung của những dòng xe hạng A là có kích thước nhỏ gọn, khả năng di chuyển rất linh hoạt trong nội đô chật hẹp. Giá xe thường chỉ trên dưới 500 triệu đồng, rất phù hợp với chị em phụ nữ hoặc gia đình trẻ. Một số mẫu phân khúc xe ô tô hạng A được yêu thích hiện nay như: Kia Morning, Fiat 500, Chevrolet Spark,…

Phân khúc xe là gì hạng B

Đây chính là những chiếc xe gia đình cỡ nhỏ thường có kích thước dao động vào khoảng 3.700 mm đến 4000 mm, về mặt kỹ thuật thì chúng mạnh hơn phân khúc loại A do chúng trang bị động cơ từ 1.4L đến 1.6L và nặng hơn so với phân khúc loại A. Xe thuộc phân khúc này có 3, 4 hoặc 5 cửa và thiết kế với 4 ghế và đăng ký chở 5 người.

Đặc chung của xe ô tô thuộc phân khúc hạng B là :

  • Có kích thước trung bình dài x rộng lớn hơn so với xe phân khúc A và nhỏ hơn 4.100 x 1.750
  • Khoảng sáng gầm xe là 160
  • Dung tích động cơ của xe từ 1.3 – 1.6 lít
  • Xe từ 4-5 chỗ ngồi.

Thông thường, các mẫu xe ô tô nằm trong phân khúc B sẽ rất phù hợp với những khách hàng có độ tuổi từ 25 – 40, xu hướng hiện đại, thời trang và năng động. Các mẫu xe hạng B hiện nay như: Chevrolet Aveo, Kia Rio, Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mazda2, Hyundai i20.

Phân khúc xe là gì hạng C

Đây là một trong những phân khúc được sản xuất và bán nhiều nhất. Phân khúc loại C là những chiếc xe bình dân hạng trung, chiều dài khoảng 4.250 mm với kiểu hatchback và 4.500 mm với sedan, xe compact đủ chỗ cho 5 người lớn và thường trang bị động cơ từ 1.4L đến 2.2L, đôi khi lên tới 2.5L.

Phân khúc C là loại xe bình dân hạng trung có tầm quan trọng nhất trong các phân khúc xe hiện nay của các nhà sản xuất vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều khách hàng về nhu cầu sử dụng.

Đặc điểm xe phân khúc C:

  • Có kích thước không quá 4.600 x 1800
  • Xe có 4-5 chỗ ngồi 4-5
  • Dung tích động cơ từ 1.6 – 2.7 lit.
Phân khúc loại C là những chiếc xe bình dân hạng trung
Phân khúc loại C là những chiếc xe bình dân hạng trung

Đối tượng khách hàng của phân khúc này có tầm tuối trung bình từ 30-45 tuối và là các doanh nhân trẻ. Các mẫu xe được ưa chuộng tại Việt Nam thuộc phân khuc C như: Kia Forte/K3, Chevrolet Cruze, Mazda3, Toyota Altis, Honda Civic, Hyundai Elantra; Avante…

Phân khúc xe là gì hạng D

Đủ chỗ cho 5 người lớn và một khoang chứa đồ rộng, động cơ mạnh hơn xe compact và và phiên cao cấp nhất thường là loại 6 xi-lanh. Kích thước xe tùy theo khu vực: ở Châu Âu hiếm khi dài hơn 4.700 mm, trong khi ở Bắc Mỹ, Trung Đông và Australia lại thường dài hơn 4.800 mm.

Đặc điểm xe phân khúc D:

  • Có kích thước xe lớn hơn kích thước xe phân khúc C, nhưng không vượt quá 4,850 x 1,850
  • Xe có 5 chỗ ngồi và khoang hành lý rộng rãi
  • Dung tích động cơ từ 2.0-3.5 lít

Đối tượng khách hàng của phân khúc này là các doanh nhân thành đạt có tuổi đời trung bình từ 35-55 tuổi.Các mẫu xe thuộc phân khúc D tại thị trường Việt Nam hiện nay như Toyota Camry, Mazda 6, KIA K5, K7, Honda Accord, Ford Mondeo…

Phân khúc xe là gì hạng E

Có thể nói đây là phân khúc mở đầu cho những người ‘’tập chơi’’ xe sang.  Giữa hạng E và hạng D, khái niệm về chiều dài tổng thể không còn được sử dụng. Trên thị trường sẽ chỉ so các dòng xe hạng sang với nhau. Tại phân khúc này, các dòng sedan hạng E thường được ưa chuộng bởi đa số sử dụng động cơ tăng áp dung tích 2.0 đi cùng kích thước không quá to lớn đã góp phần làm nên cảm giác lái tuyệt vời và khả năng linh hoạt cho những mẫu xe này.

Phân khúc xe hạng sang cỡ nhỏ với những mẫu xe Audi A4, Mercedes C-class, BMW 3-Series…

Phân khúc xe là gì hạng F

Xe phân khúc F, còn được gọi là xe phân khúc sedan hạng sang cao cấp, nổi bật với các tính năng công nghệ và tiện nghi, cũng như dữ liệu hiệu suất và tính năng vật lý của chúng, các dòng xe sedan hạng sang cao cấp dài hơn, động cơ với 6, 8 hoặc 12 xi-lanh và trang bị tốt hơn xe sang hạng trung. Chúng là những mẫu sản xuất trên dây chuyền hàng loạt cao cấp nhất.

Xe phân khúc F là xe phân khúc sedan hạng sang cao cấp
Xe phân khúc F là xe phân khúc sedan hạng sang cao cấp

Cao hơn hạng F là những mẫu xe “ngoại hạng” hay còn gọi là “siêu sang” như các sản phẩm của Rolls-Royce, Maybach và một vài loại của Bentley. Sản lượng của dòng siêu sang thấp do đối tượng mà chúng nhắm tới là những triệu phú, tỷ phú dollar và có mức giá rất đắt. Các công đoạn lắp ráp thường làm bằng tay và có những chế độ đặt hàng trực tiếp từ khách hàng tới nhà máy.

Các dòng Sedan hạng F được nhiều người ưa chuộng như: Mercedes-Benz E-Class, Mercedes-Benz S Class, Audi A8, Lexus LS, BMW 5-Series, BMW 7-Series và còn rất nhiều mẫu sedan hạng F được yêu thích khác. 

Phân khúc xe hạng S

Xe ô tô hạng S là các dòng xe thể thao với kiểu dáng Coupe mui trần. Thường sẽ có 2 chỗ ngồi hoặc 4 chỗ với 2 cửa và xe siêu sang. Đối tượng khách hàng của các dòng xe này thường là nam giới yêu thích phong cách thể thao, mê tốc độ, độ tuổi từ 25-40 tuổi và có thu nhập.

Xe ô tô hạng S là các dòng xe thể thao với kiểu dáng Coupe mui trần
Xe ô tô hạng S là các dòng xe thể thao với kiểu dáng Coupe mui trần

Một số mẫu xe hạng S điển hình như: Audi TT, Mazda MX5, Lamborghini Gallardo…

Phân khúc hạng M

Đây là những chiếc xe đa dụng có thể làm thương mại hoặc là xe gia đình tùy vào mục đích của người sử dụng. Những chiếc xe phân khúc M, đạt doanh số cao trên thế giới, lần đầu tiên được sản xuất bởi thương hiệu Ford.

MPV là viết tắt của Multi-Purpose Vehicle, dòng xe đa năng cho gia đình. Những chiếc MPV có thể chở tới 7 người, nội thất rộng rãi, hàng ghế thứ 3 có thể gập lại cho không gian chứa đồ. Gầm xe thấp, kiểu dáng thuôn dài mềm mại hơn xe SUV như Toyota Innova, Kia Grand Carnival, Mitsubishi Zinger, Chevrolet Orlando; (5+2 chỗ) – Suzuki Ertiga, Kia Rondo, Mitsubishi Xpander, Toyota Avanza,..

Các mẫu xe ô tô thuộc phân khúc hạng M tại thị trường Việt Nam như: Kia Carnival, Chevrolet Orlando, Toyota Sienna…

Phân khúc hạng J

Phân khúc xe ô tô hạng J là những xe thuộc dòng đa dụng gầm cao CUV (Crossover Utility Vehicle) và SUV (Sport Utility Vehicle) có 5 chỗ hoặc 7 chỗ ngồi. Trong đó CUV là xe có kết cấu thân khung liền, còn SUV là xe có kết cấu thân khung rời. Phân khúc xe hạng J có các đặc điểm sau:

  • Xe có kiểu dáng thiết kế hình khối trông rất cứng cáp.
  • Khoảng sáng gầm của xe khá lớn.

Một số dòng xe ô tô hạng J có thể kể đến như: CX9 (còn gọi là xe Full-size SUVs), Kia Sorento, Chevrolet Captiva, Hyundai SantaFe, Toyota Fortuner…

Phân khúc xe bán tải

Đây là phân khúc các dòng xe bán tải có thùng chở hàng hở ở phía sau, khách hàng có thể tùy chọn lắp thêm nắp thùng cao hoặc nắp thùng thấp, xe có thể vừa chở người vừa chở được cả hàng hóa  với mức tải trọng cho phép từ 750-950kg. Đặc biệt, xe bán tải thường có nguồn gốc từ Mỹ.

Tại thị trường Việt Nam, các dòng xe bán tải được ưa chuộng như: Mazda BT50, Chevrolet Colorado, Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Hi-Lander, Hi-Lux, Navada. 

Trên đây là các tổng hợp các thông tin về phân khúc xe ô tô. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được phân khúc xe ô tô là gì và cách phân biệt từng phân khúc, từ đó các cách lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình nhé.Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *