Giao thông là gì? Tham gia giao thông an toàn như thế nào?

Giao thông và tham gia giao thông là hoạt động thường ngày của mỗi người dân. Cùng tìm hiểu giao thông là gì? Tham gia giao thông an toàn như thế nào? Trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Giao thông là gì?

Giao thông là một cụm từ chỉ tất cả các hoạt động di chuyển của con người bằng đôi chân hoặc trên các phương tiện giao thông bằng hệ thống giao thông chạy dài khắp cả nước. Các phương tiện giao thông phổ biến ở nước ta hiện nay là xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lửa, xe bus, thuyền, máy bay… 

Trước khi điều khiển các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô thì người điều khiển phải học thuộc lý thuyết, tích lũy kinh nghiệm thực tế và sở hữu bằng lái xe thông qua khóa học bằng lái xe ô tô hạng B2 hoặc các hạng khác để có thể tham gia giao thông một cách an toàn.

Giao thông ở các thành phố lớn.
Giao thông ở các thành phố lớn.

2. Tham gia giao thông là gì?

Tham gia giao thông là việc người điều khiển phương tiện giao thông và các phương tiện tham gia giao thông được phép lưu thông trên các làn đường, tuyến đường theo quy định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

An toàn giao thông hiểu một cách nôm na là đảm bảo cho những người khi tham gia giao thông đường bộ không bị thương hoặc tử vong do tai nạn giao thông gây ra.

Ngoài việc giải đáp giao thông là gì? tham gia giao thông là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ các thông tin hữu ích giúp Quý độc giả tham gia giao thông an toàn, đúng luật trong các nội dung dưới đây, do đó Quý độc giả đừng bỏ lỡ.

3. Đối tượng tham gia giao thông là gì?

3.1. Đối với người tham gia giao thông

Theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”. Trong đó, người điều khiển phương tiện gồm người lái xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

  • Xe cơ giới bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự
  • Xe thô sơ đường bộ bao gồm: xe đạp, kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
  • Xe máy chuyên dùng bao gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
  • Người điều khiển giao thông đường bộ là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Nội dung này thường xuất hiện trong những câu hỏi thi lý thuyết lái xe B2 bộ 600 câu hỏi.

Văn hóa văn minh khi tham gia giao thông là gì?
Văn hóa văn minh khi tham gia giao thông là gì?

3.2. Đối với phương tiện tham gia giao thông

Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các phương tiện sau được phép tham gia giao thông:

  • Phương tiện giao thông đường bộ: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

  • Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Lưu ý: Trước khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện xe cơ giới phải tiến hành đăng ký xe và phải có các giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia giao thông như thế nào thì đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, khi tham gia giao thông, các đối tượng tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

4.1. Đối với người tham gia giao thông

  • Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng phải chấp hành các quy định về hướng đi, vượt xe, chuyển hướng xe, dừng đỗ xe,… và các quy định pháp luật có liên quan khác.

  • Đối với người đi bộ trên đường bộ

Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

+ Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

+ Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

+ Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

  • Đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Một số nguyên tắc khi tham gia giao thông an toàn.
Một số nguyên tắc khi tham gia giao thông an toàn.

4.1. Đối với phương tiện tham gia giao thông

Các phương tiện tham gia giao thông phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn khi tham gia giao thông. Cụ thể là:

  • Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

+ Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 53 Luật này gồm : có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;….

+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực, có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, ….

+ Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

  • Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ

Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.

  • Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

+ Phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 như: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đèn chiếu sáng; bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.….

+ Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu giao thông là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn khi tham gia giao thông hiện nay. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

  • Hotline: 1900 0329
  • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Tin tức khác:

>> Những khẩu hiệu an toàn giao thông hay và ý nghĩa.

>> Quy tắc nhường đường khi tham gia giao thông.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *