Bật mí những nhược điểm của phủ ceramic đối với ô tô

Hiện nay, phủ sứ bóng ô tô đang nổi lên như một hiện tượng mới nổi trong ngành chăm sóc xe hơi bởi những hiệu quả hoa mỹ mà mọi người trong giới truyền tai nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những nhược điểm của phủ ceramic đối với ô tô. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Phủ ceramic là gì?

Ceramic là tên gọi chung của gốm, sứ. Theo định nghĩa của các tài liệu chuyên ngành, gốm thuộc nhóm nguyên liệu đặc biệt, không phải hữu cơ, cũng không phải kim loại. Phủ Ceramic không phải loại gốm dùng để làm bình hoa, tách trà… như chúng ta thường biết. Nó đặc biệt hơn nhiều và được gọi là “gốm kỹ thuật hóa”.

Phủ Ceramic là hình thức phủ gốm, men, thủy tinh lên xe oto. Nó có gốc vô cơ như silic dioxit,  titan dioxit… giúp chống trầy xước, làm đẹp và bảo vệ. Tùy vào từng bộ phận như nội ngoại thất, kính… người thợ sẽ sử dụng một loại Ceramic tương thích.

Nói tóm lại, bạn có thể hình dung phủ ceramic như một “tấm áo” bao bọc toàn bộ nội thất, ngoại thất, kính xe ô tô. Chúng kết hợp với sơn tạo thành liên kết chặt chẽ, không bị rửa trôi bởi nước và làm nhiệm vụ bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài, môi trường, thời tiết. Giữ cho bề mặt xe luôn sáng bóng, bền đẹp. 

2. Quy trình phủ ceramic xe ô tô

Quy trình phủ ceramic ô tô của mỗi cơ sở, garage có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung thường bao gồm các bước chính sau:

Bước 1. Kiểm tra tình trạng xe

Bước này giúp khách hàng nắm được tình trạng hiện tại của xe, hiểu rõ hơn bề mặt sơn xe, từ đó có thể lựa chọn gói phủ ceramic phù hợp.

Bước 2. Làm sạch xe

nhược điểm của phủ cerammic
Rửa và vệ sinh bề mặt chi tiết trước khi phủ ceramic để đảm bảo không xảy ra nhược điểm sau khi phủ

Rửa xe, tẩy bụi sắt – nhựa đường, tẩy bằng thanh đất sét Clay bar chuyên dụng… để loại bỏ tất cả các vết bẩn trên xe.

Bước 3. Đánh bóng – hiệu chỉnh sơn xe

Hiệu chỉnh sơn xe là quá trình xử lý các vết xước, sần, mắt cá, rạn nứt, bong tróc… trên bề mặt sơn. Sau đó tiến hành đánh bóng để lấy lại độ cân bằng cho bề mặt sớn bề mặt sơn xe.

Bước 4. Phủ ceramic

Trước khi phủ ceramic sẽ vệ sinh thật kỹ bề mặt lần cuối. Dung dịch ceramic được phủ bằng miếng xốp (bọt biển) và lau lại bằng khăn lau chuyên dụng. Sau tầm 2 tiếng khi xong lớp phủ thứ nhất sẽ tiếp tục phủ lớp thứ hai. Số lớp phủ ceramic và loại ceramic khác nhau tuỳ theo gói phủ ceramic khách hàng lựa chọn.

Bước 5. Sấy khô

Sử dụng đèn sấy sơn hồng ngoại để ceramic khô nhanh hơn cũng như tạo độ kết dính tốt hơn giữa lớp ceramic với sơn xe và giữa các lớp phủ.

Bước 6. Kiểm tra chất lượng

Ở bước cuối cùng, nhân viên QS (Quality Supervisor) sẽ kiểm tra toàn bộ chất lượng của các dịch vụ vừa mới được thực hiện. Đảm bảo sản phẩm giao lại cho khách hàng hoàn hảo nhất.

Mỗi nơi phủ ceramic áp dụng quy trình kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra thời gian hoàn thành khác nhau. Tuy nhiên, theo các trung tâm phủ ceramic chuyên nghiệp, tổng thời gian phủ ceramic ô tô ít nhất từ 1 – 2 ngày mới hoàn thành được toàn bộ quy trình phủ ceramic chuẩn và cho ra chất lượng tốt nhất.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    3. Nhược điểm của phủ Ceramic ô tô

    Bên cạnh những lợi ích mà phủ ceramic ô tô mang lại, thì vẫn có một vài nhược điểm. Nhưng đa phần các nhược điểm này đều là đến từ nguyên nhân chủ quan, nếu cẩn thận bạn hoàn toàn có thể tránh.

    • Quá trình phủ ceramic sai cách có thể gây ra một sản phẩm rất tệ, nếu không biết cách xử lý sẽ tạo nên một bề mặt sơn vô cùng xấu.
    • Dung dịch ceramic kém chất lượng không những không làm sơn xe sáng bóng mà càng dễ bị ngả vàng sau một thời gian. Lâu dài sẽ khiến lớp sơn zin bị hư hại nghiêm trọng hơn.
    • Có quá nhiều thương hiệu cung cấp sản phẩm phủ ceramic cho ô tô, nhưng hiệu quả thì vẫn chưa được kiểm định.
    • Với những người chưa có kinh nghiệm thì sẽ khó kiểm soát được chất lượng cũng như tay nghề kỹ thuật phủ ceramic. Dựa vào điều đó, hiện nay đã có rất nhiều trung tâm thiếu uy tín đã cung cấp dịch vụ kém chất lượng để thu lợi lớn.
      nhược điểm của việc phủ ceramic
      Dung dịch ceramic kém chất lượng rất dễ gây ra những nhược điểm của việc phủ ceramic

    4. Lưu ý khi phủ ceramic ô tô để tránh nhược điểm của phủ ceramic

    • Hãy lựa chọn loại sơn phủ ceramic chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Loại sơn ceramic càng tốt sẽ cho bạn sản phẩm đẹp, bền hơn. Phủ ceramic cho ô tô quá nhiều lớp sẽ gây tốn kém chi phí không cần thiết. Theo tư vấn của các chuyên gia, chúng ta chỉ nên phủ khoảng 3 lớp là đã bảo vệ tối ưu và mang lại vẻ đẹp cần thiết cho bề mặt xe.
    • Hãy chọn những cơ sở cung cấp dịch vụ phủ ceramic ô tô lớn, uy tín để đảm bảo chất lượng và giá thành. Các cơ sở lớn thường sở hữu trang thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và nhiều kinh nghiệm. Đây là những yếu tố quan trọng đảm bảo chiếc xe của bạn sau khi phủ sứ ceramic đẹp và chất.
    • Ngay cả khi sơn phủ ceramic với độ cứng 9H thì chiếc xe vẫn có thể bị trầy xước nếu bạn không giữ gìn và bảo vệ. Vì vậy, hãy luôn lưu ý trong quá trình vệ sinh làm sạch hay sử dụng hàng ngày để “xế yêu” được bền và đẹp như mới mua.

    Như vậy, sơn phủ ceramic là công nghệ làm đẹp rất đáng được chúng ta lựa chọn và trang bị cho xe ô tô. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nhược điểm của phủ ceramic, chúng ta nên đến các cơ sở uy tín nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá dịch vụ. 

    Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

    Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

    • Hotline: 1900 0329
    • Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

    Tin tức khác:

    >> Phủ gầm ô tô là gì? Việc phủ gầm ô tô có hại như thế nào?

    >> Phù hiệu xe tải là gì? Những thông tin liên quan đến phù hiệu xe tải.

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *