Cấu tạo của hộp số xe ô tô đối với xe số sàn và xe số tự động là khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết điều này để lựa chọn cho mình một chiếc xe phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn hộp số xe ô tô là gì? Cấu tạo và các loại hộp số xe ô tô phổ biến hiện nay.
1. Hộp số xe ô tô là gì?
Hộp số ô tô là bộ phận làm thay đổi mô men quay của động cơ, tăng lực kéo ở bánh xe chủ động Thay đổi chiều quay của bánh xe chủ động tiến hoặc lùi. Truyền và cắt mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động để khi xe dừng mà máy vẫn hoạt động.
Hộp số phải có tỷ số truyền thích hợp đảm bảo tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu, không sinh ra các lực va đập lên hệ thống truyền lực. Ngoài ra hộp số đảm bảo điều khiển dễ dàng, hiệu suất cao, đồng thời dễ tháo lắp bảo dưỡng và sửa chữa.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại hộp số ô tô là hộp số sàn và hộp số tự động. Trong các loại hộp số tự động, phổ biến nhất là hộp số tự động truyền thống, tự động vô cấp CVT và tự động ly hợp kép DCT. Cấu tạo hộp số và nguyên lý hoạt động của mỗi loại có nhiều điểm khác biệt.
2. Cấu tạo của hộp số ô tô
Trên thực tế, lực truyền động của hộp số sử dụng bánh răng không thay đổi liên tục từ số 1 đến số 6. Do đó, lực truyền động của động cơ sẽ có hiệu quả khi thu hẹp khu vực gạch chéo trong đồ thị để gần với đường cong này. Vì vậy, các nhà chế tạo sử dụng các cặp bánh răng để thay đổi tỷ số truyền lực từ 1 đến 6. Trong đó, số truyền 5 được sử dụng nhiều nhất.
- Số 1: Khi xe khởi hành, cần có công suất lớn, nên cần phải sử dụng số truyền 1 có lực truyền động lớn nhất.
- Số 2: Sau khi khởi hành, người ta dùng số 2 và số 3 để tăng tốc độ của xe. Người ta dùng các số truyền này vì chúng có giới hạn tốc độ cao hơn số 1 và cần không nhiều lực truyền động.
- Số 3, 4, 5, 6: Khi xe chạy ở tốc độ cao, người điều khiển dùng các số 4, số 5 và số 6 để tiếp tục tăng tốc độ của xe. Việc sử dụng các số truyền với lực truyền động nhỏ và hạ thấp tốc độ của động cơ sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Số lùi: Khi gài số lùi, bánh răng trung gian số lùi được nối khớp và xe sẽ chạy lùi.
3. Các loại hộp số xe ô tô phổ biến hiện nay.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại hộp số ô tô phổ biến. Cụ thể các loại hộp số xe ô tô như sau:
3.1 Hộp số sàn/số tay (Manual Transmission)
Hộp số sàn có kết cấu đơn giản, độ bền cao và giá thành thấp. Đây là loại hộp số dùng ly hợp ma sát dạng đĩa để tắt/kết nối lực truyền động cơ, được người lái điều khiển qua chân côn. Hộp số sàn bao gồm trục sơ cấp, trục thứ cấp và trục trung gian. Các bánh răng cố định trên các trục sẽ ma sát với nhau tạo thành tỉ số truyền tương ứng với từng chế độ lái của xe.
Trong trường hợp muốn sang số, tài xế đạp chân côn để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số, kết hợp với thao tác trên cần số để đưa các bánh răng gài số đến đúng vị trí với số truyền tương ứng.
Ưu điểm của hộp số sàn là tiết kiệm nhiên liệu, thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo dưỡng. Tuy nhiên, hộp số sàn cũng có những nhược điểm như khá bất tiện khi điều khiển xe trong thời điểm tắc đường khi phải liên tục thao tác hộp số và rà côn. Thực tế, các bác tài già và tay lái non sẽ cảm thấy căng thẳng khi phải điều khiển xe số sàn.
3.2 Hộp số tự động (Automatic Transmission)
Hiện nay trên thị trường ô tô đa phần các mẫu xe được trang bị hộp số tự động. Hộp số tự động có kết cấu phức tạp, gồm các bánh răng kết hợp với nhau để tạo thành cấp số cho xe. Đây là loại hộp số ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ thông qua bộ biến mô thủy lực có vai trò như bộ ly hợp. Tất cả quá trình hoạt động của hộp số này được điều khiển tự động bởi máy tính dựa theo điều kiện vận hành của xe.
Ưu điểm của hộp số tự động là mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ dàng và tự tin hơn cho người lái, đặc biệt thuận tiện để sử dụng khi di chuyển trong đường phố đông đúc. Tuy nhiên, hộp số tự động tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn so với hộp số sàn cũng như chi phí chăm sóc, bảo dưỡng và thay thế đắt đỏ hơn do có cấu tạo phức tạp.
3.3 Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)
Hộp số tự động vô cấp CVT có nguyên lý hoạt động khác biệt. Hộp số này không có các cấp số mà sử dụng 2 pulley có thể thay đổi đường kính, được kết nối với nhau qua một dây đai, nhờ đó có thể thay đổi tỉ số truyền linh hoạt, giúp xe di chuyển êm ái hơn.
Ưu điểm của hộp số vô cấp CVT chính là khả năng hoạt động nhẹ nhàng, tiết kiệm nhiên liệu, cấu tạo nhỏ gọn hơn so với hộp số tự động. Đặc biệt khi lái, tài xế có thể cảm nhận rõ xe chạy mượt mà và điều khiển các chế độ lái một cách chính xác. Tuy nhiên, hộp số CVT khá ồn khi tăng tốc, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao và đặc biệt không phù hợp với các dòng xe thể thao.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
3.4 Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission)
Loại hộp số này bao gồm 2 bộ ly hợp ma sát ướt tách biệt với nhau, một bộ điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và bánh răng gài số lùi), trong khi bộ ly hợp còn lại có nhiệm vụ điều khiển các bánh răng gài số chẵn (2, 4 và số lùi). Nhờ vậy, quá trình sang số diễn ra nhanh lẹ, mượt mà và chính xác.
Ưu điểm của hộp số ly hợp kép là tiết kiệm nhiên liệu, mang lại cảm giác lái phấn khích và nhờ cấu tạo không quá phức tạp, nó khá dễ sử dụng. Hạn chế của loại hộp số này chính là giá thành cao, chi phí bảo dưỡng và thay thế, sửa chữa không hề rẻ.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo hộp số xe tự động và các loại hộp số xe tự động thường gặp. Hy vọng với những thông tin trên các bạn có thể có sự lựa chọn tốt nhất khi mua xe ô tô.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
- Hotline: 1900 0329
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội
Tin tức khác:
>> Cách đi xe số sàn không bị giật cho người mới.
>> Hướng dẫn cách vào số xe ô tô số tự động cho người mới.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: