“Tất tần tật” về quy chuẩn vạch xương cá các tài xế cần biết

Quy chuẩn về vạch xương cá trong giao thông các những quy định rất mới mà các tài xế cần biết để tránh bị phạt. Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

1.Vạch xương cá là gì?

Theo quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT cho biết: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Vạch xương cá là gì?
Vạch xương cá là gì?

Trên thực tế, các văn bản của pháp luật không có sử dụng cụm từ “vạch xương cá”. Tên gọi đúng chính là Vạch kênh hóa. Nhưng để dễ nhớ, mọi người đã đặt tên cho ký hiệu này thành “vạch xương cá” bởi hình dạng có nét tương đồng với chiếc xương cá. 

2. Quy cách vạch xương cá

Vạch xương cá hay vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45cm, khoảng cách hai mép vạch 100cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm. Cụ thể các loại ký hiệu vạch xương cá. 

2.1. Vạch 4.1: Vạch xương cá dòng xe dạng gạch chéo

Phần vạch xương cá này bao gồm các nét liền, màu trắng và được vẽ song song. Mỗi vạch rộng cách nhau khoảng 45cm và khoảng cách giữa hai mép vạch là 100 cm. Vạch được kẻ nghiêng một góc 135 độ theo chiều kim đồng hồ so với chuyển động của xe.

Vạch xương cá dòng xe dạng gạch chéo
Vạch xương cá dòng xe dạng gạch chéo

2.2. Vạch 4.2: Vạch xương cá dạng chữ V

Phần vạch này cũng bao gồm những đường nét liền và được vẽ song song với nhau theo dạng chữ V. Khoảng cách giữa hai mép vạch là 100cm, và nghiêng một góc 135 độ ngược chiều kim đồng hồ so với chuyển động của xe. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20cm. 

Vạch xương cá dạng chữ V
Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

2.3. Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên

Thường, dạng vạch xương cá này được bố trị tại các trung tâm hay ngã tư giao nhau. Mục đích để chỉ dẫn cho các phương tiện biết phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo ngược chiều kim đồng hồ.

3. Lưu ý về vạch xương cá

vạch kênh hóa dòng xe thường được sử dụng tại các địa điểm sau:

  • Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.
  • Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Trên đoạn đường được bố trí vạch kênh hóa dòng xe, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp. Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như:

  • Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.
  • Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá. 

4. Lỗi đè vạch kênh hóa dòng xe bị phạt thế nào?

Bởi mang ý nghĩa điều tiết giao thông nên theo quy định về báo hiệu đường bộ QC: 41/2019 cho biết. Các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường được quy định. Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp. Theo đó, hành vi vi phạm như đi vào hoặc dừng xe tại vạch kênh hóa dòng xe sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá được quy định như sau:

Phương tiện Mức phạt Căn cứ
Phạt tiền Vi phạm mà gây tai nạn
Ô tô 300.000 – 400.000 đồng Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5
Xe máy 100.000 – 200.000 đồng Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng 100.000 – 200.000 đồng Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7
Xe đạp 80.000 – 100.000 đồng   Điểm a khoản 1 Điều 8

Tóm lại, người vi phạm sẽ bị phạt tiền 200 – 400 ngàn đồng đối với ô tô. Phạt 100 – 200 ngàn đối với xe máy khi có hành vi đi vào phần đường của vạch xương cá. Nếu phạm lỗi này mà gây ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2- 4 tháng.

Như vậy, với những thông tin mà bài viết cung cấp. Hy vọng bạn đã biết được ý nghĩa vạch xương cá để làm gì. Và quan trọng là, hãy để ý những ký hiệu để tuân thủ đúng chỉ dẫn khi tham gia giao thông. Điều này sẽ giúp bảo vệ an toàn cho chính bản thân chúng ta, và cả… túi tiền của chúng ta nữa đấy. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của daylaixehanoi.vn hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha. 

Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe Thái Việt

Hotline: 1900 0329

Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Đánh giá

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *