Để đạt kết quả tốt nhất khi tham gia thi sát hạch bằng C, bạn nhất định phải nắm rõ và cập nhật những thông tin mới nhất về quy trình học lái xe hạng C. Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn còn cần đáp ứng đủ số giờ đào tạo để đạt điều kiện tham gia dự thi sát hạch. Cùng Thái Việt tìm hiểu quy trình học lái xe hạng C đầy đủ, chi tiết và được cập nhật mới nhất qua bài viết này nhé!
1. Bằng lái xe ô tô hạng C là gì? Những thông tin bạn cần nắm về bằng lái xe hạng C
1.1. Bằng C được phép điều khiển xe gì?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, tài xế sở hữu bằng C được phép điều khiển các loại xe của hạng B1, B2, đồng thời bổ sung thêm một số nội dung khác. Cụ thể, bằng C sẽ được điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô tải được thiết kế trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc được thiết kế trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
- Ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi đã bao gồm cả ghế lái xe.
- Được phép điều khiển các loại xe với mục đích kinh doanh vận tải.
1.2. Bao nhiêu tuổi có thể thi bằng C?
Về độ tuổi được phép dự thi sát hạch để lấy bằng C là tròn 21 tuổi tính đến ngày dự thi sát hạch. Tuy nhiên, những người chỉ cần trên 18 tuổi đã được phép đăng ký hồ sơ để tham gia học bằng lái xe ô tô hạng C.
1.3. Bằng C có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 17, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Bộ Giao thông Vận tải quy định thời hạn của bằng C là 5 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn của bằng C được in trên bằng lái khi cấp phát cho người dân. Tài xế có thể theo dõi thông tin trên bằng để kịp thời gia hạn. Tùy vào thời gian bằng C quá hạn mà tài xế có thể không cần thi sát hạch lại, thi sát hạch lại phần lý thuyết hoặc phải tiến hành sát hạch lại cả hai nội dung là lý thuyết và thực hành.
Bằng lái xe hạng C có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp
2. Quy trình học lái xe hạng C chuẩn nhất hiện nay
2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học
Bước đầu tiên để sở hữu bằng C chính là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và đăng ký học tại trung tâm uy tín, được cấp phép bởi Tổng cục Giao thông Đường bộ. Hồ sơ đăng ký học lái xe bằng C tại Thái Việt gồm có:
- Tờ đơn đăng ký tham gia học giấy phép lái xe ô tô hạng C theo mẫu quy định.
- 01 tờ sơ yếu lý lịch.
- Bản sao không cần công chứng của giấy chứng minh nhân dân hoặc của căn cước công dân còn thời hạn sử dụng.
- Giấy khám sức khỏe được cấp và đóng dấu giáp lai bởi cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Bộ gồm 10 ảnh thẻ 3×4, chưa kể ảnh để dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe.
- Túi đựng bộ hồ sơ (có bán tại các trung tâm đào tạo lái xe).
Một số điều bạn cần lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ như:
- Ảnh thẻ rõ mặt mũi, tóc không che tai và lông mày, cài khuy áo nghiêm túc và gọn gàng.
- Khi điền tên trong các loại giấy tờ cần viết tên in hoa.
- Nên hỏi kỹ người hướng dẫn về các thủ tục cần làm để quá trình nộp hồ sơ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Học viên cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại trung tâm sát hạch lái xe ô tô
2.2. Tham gia học lý thuyết và thực hành
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, tại Điểm c Khoản 1 Điều 13 có quy định về số giờ học bằng lái xe hạng C là 920 giờ, trong đó có 168 giờ học nội dung lý thuyết và 752 giờ học nội dung thực hành. Để đảm bảo đủ điều kiện dự thi cũng như đạt kết quả thi tốt, học viên phải tham gia đầy đủ các buổi học để nắm vững kiến thức và các kỹ năng cần thiết.
2.2.1. Nội dung lý thuyết
Tùy vào từng trung tâm cũng như nhu cầu của học viên mà lịch học sẽ được sắp xếp cho phù hợp. Tại nội dung học lý thuyết này, học viên sẽ được học 5 môn học sau:
- Pháp luật giao thông đường bộ.
- Cấu tạo và sửa chữa thông thường.
- Nghiệp vụ vận tải.
- Đạo đức của người lái xe và văn hóa tham gia giao thông.
- Kỹ thuật lái xe.
2.2.2. Nội dung thực hành
Tại nội dung thực hành, học viên sẽ được học lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường. Đối với nội dung học này, học viên có thể học thoải mái cho đến khi cảm thấy đủ tự tin để dự thi. Các môn học của phần thực hành gồm có 10 bài như sau:
- Bài 1: Điều khiển xe tại chỗ không nổ máy.
- Bài 2: Điều khiển xe tại chỗ có nổ máy.
- Bài 3: Điều khiển xe trong bãi phẳng tại sân tập lái.
- Bài 4: Điều khiển xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi trên sân tập lái.
- Bài 5: Điều khiển xe trên đường bằng.
- Bài 6: Điều khiển xe trên đường đèo núi.
- Bài 7: Điều khiển xe trên đường phức tạp.
- Bài 8: Điều khiển xe ban đêm.
- Bài 9: Điều khiển xe có tải.
- Bài 10: Bài tập điều khiển xe tổng hợp.
3. Quy trình thi sát hạch ô tô hạng C
Sau khi đã hoàn thành khóa học lái xe hạng C, các trung tâm đào tạo sẽ cấp phát tài liệu cho học viên tự ôn luyện. Trong quá trình này, học viên sẽ được tham gia các kỳ thi thử để làm quen với quy trình thi, rèn luyện các kỹ năng, cách phản xạ để ứng biến khi thi thật.
Thí sinh có thể tham gia thi thử để làm quen
Theo quy định mới nhất hiện nay, thí sinh khi dự thi lấy bằng lái xe hạng C sẽ cần hoàn thành 4 phần thi gồm: lý thuyết, thi mô phỏng 120 tình huống, thi sa hình và thi thực hành.
3.1 Thi lý thuyết
Bài thi lý thuyết gồm có 40 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 đáp án, thời gian hoàn thành bài thi là 24 phút. Để được đánh giá đạt, thí sinh cần trả lời đúng 36/40 câu hỏi, trong đó không trả lời sai các câu điểm liệt của bài thi.
3.2 Thi mô phỏng tình huống.
Tại phần thi này, thí sinh sẽ tiến hành phản ứng và xử lý 10 tình huống khác nhau (trong bộ đề 120 tình huống) được mô phỏng trên máy tính. Việc đóng vai tài xế và xử lý tình huống mô phỏng này giúp thí sinh luyện tập khả năng phản xạ nhanh nhạy trước các tình huống giao thông thực tế. Thời gian làm bài của mỗi thí sinh sẽ có chút chênh lệch phụ thuộc vào thời gian của 10 clip mô phỏng.
3.3 Thi sa hình
Tại bài thi này, thí sinh sẽ tiếp nhận ô tô để tiến hành thi lái xe trên sa hình. Quá trình thi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi thí sinh hoàn thành 10 bài thi:
- Bài 1: Xuất phát.
- Bài 2: Dừng và khởi hành xe ô tô ngang dốc.
- Bài 3: Ghép xe ô tô vào nơi đỗ.
- Bài 4: Điều khiển xe qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông.
- Bài 5: Điều khiển xe qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc.
- Bài 6: Điều khiển xe qua đường vòng quanh co.
- Bài 7: Thao tác thay đổi số trên đường bằng.
- Bài 8: Tạm dừng xe ô tô ở nơi có đường sắt chạy qua.
- Bài 9: Dừng xe ô tô nhường đường cho người đi bộ.
- Bài 10: Kết thúc.
Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý về những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra một cách bất ngờ và ngẫu nhiên trên sân thi tại 5 vị trí. Thời gian hoàn thành bài thi là 20 phút, thí sinh được đánh giá đạt khi nhận được 80/100 điểm.
Sơ đồ bài thi sa hình
3.4 Thi lái xe trên đường trường
Với bài thi này, xe dự thi sẽ được gắn thiết bị cảm biến điện tử để chấm điểm tự động, đồng thời trên xe cũng sẽ có thêm một sát hạch viên. Thí sinh sẽ nhận xe dự thi và tiến hành điều khiển xe trên đoạn đường dài tối thiểu 2km, có đầy đủ các tình huống theo như quy định. Các hiệu lệnh khi dự thi sẽ được phát trên loa của trung tâm sát hạch, gồm có: “Bắt đầu”, “Tăng số”, “Giảm số” và “Kết thúc”. Thang điểm của phần thi này cũng là 100 và thí sinh sẽ đạt khi nhận được 80 điểm.
Trên đây là thông tin chi tiết và được cập nhật mới nhất về quy trình học lái xe hạng C. Nếu bạn đang tìm kiếm trung tâm đào tạo bằng lái xe hạng C uy tín, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ học viên thì hãy liên hệ với Thái Việt ngay nhé!
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: